Vị trí mọc mụn liệu có phải là cảnh báo về vấn đề về sức khỏe không hay chỉ do nội tiết tố và môi trường ô nhiễm gây ra? Và việc điều trị mụn bên ngoài chỉ là cách tạm thời, bạn cần tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa mới có thể chữa trị lâu dài. Dưới đây là 17 vị trí mụn xuất hiện cũng là cách mà sức khỏe lên tiếng khi có dấu hiệu bất ổn.
I/ Những vị trí nổi mụn trên khuôn mặt nói lên điều gì?
Chắc chắn nhiều người sẽ có thắc mắc: Các vị trí mọc mụn trên khuôn mặt sẽ nói lên được điều gì? Những vị trí này có cảnh báo vấn đề sức khỏe nào hay không? Hầu hết mọi người thường cho rằng việc thi thoảng nổi một vài mụn nhỏ trên khuôn mặt là việc không quá xa lạ.
Đọc thêm: Thuốc rượu trị mụn
Theo những chuyên gia về chăm sóc sắc đẹp, mặt là khu vực dễ bị nổi mụn nhất. Từ trán, cằm, má, mũi đến lông mày và quanh mép môi,… tất cả đều có thể là vị trí mụn mọc lên. Bên cạnh đó, theo Y Học Cổ Truyền, mỗi vị trí mà mụn trên mặt sẽ phản ánh các bệnh lý khác nhau của cơ thể. Vì vậy, bản đồ mụn (Face Mapping) đã được tạo thành. Dựa vào bản đồ này vị trí của mụn ở từng vùng như má, trán, tai, cằm, mũi,… trên khuôn mặt đều sẽ có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan bên trong cơ thể. Khi các nốt mụn nổi lên ở vị trí nào là sẽ báo hiệu việc cơ quan tương ứng đang gặp phải vấn đề về sức khỏe.
Cụ thể, theo các cảnh báo trên bản đồ mụn thì vị trí ở má là xuất phát do nguyên nhân dạ dày hoặc phổi đang gặp “rắc rối”. Mụn xuất hiện ở trán là do gan hoặc những vấn đề có liên quan đến tiêu hóa. Đồng thời những nốt mụn trong tai là biểu hiện về vấn đề sức khỏe của thận.
Vậy nên, khi tìm hiểu rõ về các vị trí mọc mụn trên mặt hoặc cơ thể, sẽ giúp bạn chọn được nhiều cách để trị dứt điểm tình trạng mụn. Ngoài những cách thức tác động bên ngoài da thì việc làm mát gan, thận hoặc chú ý đến dạ dày, tiêu hóa cũng có ảnh hưởng tích cực và giúp giảm mụn nhanh chóng.
II/ 17 Vị trí mọc mụn và cách khắc phục hiệu quả
Dưới đây là những vị trí mọc mụn phổ biến và cách khắc phục từ bên trong để giúp sức khỏe tốt hơn, đồng thời cũng trị triệt để mụn, các bạn hãy tham khảo nhé.
Giữa hai đầu lông mày và ở huyệt ấn đường
Nếu bị nổi mụn ở vị trí này khả năng là do gan bị suy nhược gây nên. Khi gan yếu còn khiến cho vùng ngực trái thường xuyên bị ê ẩm và căng cứng gây khó chịu.
Lời khuyên: Bạn cần tránh vận động quá sức, ngủ đủ giấc và không nên dùng bia rượu hoặc các đồ cay nóng.
Huyệt thái dương
Nếu mụn bị nổi ở huyệt thái dương là biểu hiện túi mật của bạn không ổn, ví dụ dịch mật tiết ra không đủ. Khi ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn hoặc giàu chất béo như: thịt bò, ruột động vật… đều khiển cho túi mật hoạt động quá nhiều, từ đó mụn sẽ xuất hiện nhiều ở huyệt thái dương. Đồng thời khi bắt túi mật hoạt động quá công suất sẽ khiến cho tóc nhanh bạc và khi ăn những thực phẩm quá béo cũng dễ bị đau bụng.
Tìm hiểu thêm: Kem trị mụn ở hiệu thuốc
Lời khuyên: Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và các khoáng chất, đồng thời cần thiểu dùng những loại thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao.
Mũi
Vị trí mọc mụn ở sống mũi là do nội tạng hoặc dạ dày bị nóng và hệ tiêu hóa bất ổn. Khi hơi nóng ở dạ dày bốc lên quá mạnh còn khiến cho chân răng bị sưng đau và miệng luôn cảm thấy khô, bỏng rát. Ngoài ra, mụn xuất hiện ở hai bên cạnh sống mũi là dấu hiệu liên quan đến hoạt động của hệ sinh sản, buồng trứng.
Lời khuyên: Bạn nên hạn chế dùng các loại đồ uống lạnh, thường xuyên ăn mướp đắng, rau cần sẽ giúp làm cho tạng vị thanh hỏa. Bên cạnh đó bạn cũng có thể lấy 12g hoa cúc và 12g kim ngân hoa hãm nước để uống mỗi ngày sẽ làm tiêu tan khí nóng bên trong cơ thể.
Cằm
Khi vùng cằm có nhiều nốt mụn to và cứng xuất hiện bạn cần phải đặc biệt chú ý, bởi đây là biểu hiện buồng trứng hoặc tử cung… đang có vấn đề. Nhưng nếu mụn chỉ xuất hiện hàng tháng vào trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt nguyên nhân là do nội tiết và hormone, không phải vì tình trạng sức khỏe có vấn đề.
Lời khuyên: Bạn không nên ăn thực phẩm cay nóng, đồ quá ngọt, đồ mỡ, chất kích thích.
Môi
Những món ăn cay nóng sẽ khiến bao tử bị quá tải, tiêu hóa kém, nóng trong người từ đó dẫn đến tình trạng xuất hiện những nốt mụn ở quanh môi.
Lời khuyên: Bạn nên ăn uống đúng giờ, đúng bữa theo liều lượng hợp lý. Hằng ngày, bạn hãy uống một cốc sữa hoặc các loại đồ uống lên men giúp cho việc điều chỉnh chức năng của dạ dày.
Gò má phải
Vị trí mọc mụn ở gò má phải báo hiệu chức năng đường ruột bị rối loạn gây ảnh hưởng đến khả năng bài tiết các chất độc của ruột. Nếu chức năng đường ruột bị rối loạn bạn sẽ nhận thấy những biểu hiện như vùng bụng trướng hay sôi bụng.
Lời khuyên: Bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây trướng bụng như khoai, sắn mì, hạt dẻ…
Bài viết liên quan: Kem trị mụn thịt
Má phải
Mụn mọc ở vị trí này là dấu hiệu cho thấy chức năng của phổi đã có sự bất thường. Một vài hiện tượng dễ nhận biết như ho, cảm, đau họng tắc mũi kết hợp với má bên phải xuất hiện những nốt mụn.
Lời khuyên: Bạn nên ăn nhiều loại thực phẩm như: nước ép cà chua, táo, tỏi, cá…sẽ rất tốt cho phổi.
Gò má trái
Chức năng của gan mật không tốt, lượng dịch mật tiết ra không đủ những vấn đề này đều thuộc về hệ tiêu hóa. Nhưng nếu mụn thường xuyên mọc ở vùng gò má trái là dấu hiệu nhận biết túi mật bị nhiễm hoặc có thể là mật kết sỏi.
Lời khuyên: Bạn nên chia bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và hạn chế ăn những thực phẩm có nhiều dầu mỡ để tránh cho hệ tiêu hóa phải hoạt động quá nhiều.
Má trái
Dấu hiệu này cho thấy chức năng của gan không tốt, sự điều tiết, giải độc, thải độc… của gan có vấn đề. Từ đó sẽ gây ra hiện tượng trướng đau hai bên sườn, vùng bụng, vùng ức, đồng thời nhãn cầu sẽ chuyển màu vàng và ở vùng má xuất hiện các vết ban.
Lời khuyên: bạn nên tránh uống rượu, bia. Ăn nhiều loại thực phẩm có tác dụng thải độc cơ thể như: mướp đắng, dưa chuột, đậu xanh, nho, tỏi…
Vùng hàm dưới
Nếu vị trí mọc mụn ở vùng hàm dưới cho thấy hệ thống bạch huyết bài độc của bạn không tốt. Mụn mọc ở vị trí này là biểu hiện sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể đang bị giảm sút… Nếu thường xuyên dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh sẽ khiến cho bạch huyết bài độc bị ảnh hưởng từ đó dẫn tới tiện bí.
Lời khuyên: Ban nên uống vitamin và các loại sinh tố giúp chống lão hóa như tinh chất từ quả nho có lợi cho việc giải độc tố tồn đọng bên trong bạch huyết. Đồng thời, bạn nên tăng cường vận động để tiết nhiều mồ hôi nhằm thúc đẩy bạch huyết được bài độc. Ngoài ra, nên massage hoặc dẫn lưu bạch huyết sẽ rất có lợi cho việc bài độc của cơ thể.
Vùng âm đạo, mông
Theo như Đông Y, vị trí mọc mụn ở vùng âm đạo và mông là biểu hiện cơ thể thấp nhiệt, nước tiểu vàng, dễ bị táo bón, đặc biệt vùng âm đạo thường bị khí hư, viêm nhiễm.
Bài viết tham khảo: Cách trị mụn tại nhà ở tuổi dậy thì
Lời khuyên: Bạn nên hạn chế những loại thức ăn có nhiều gia vị cay, nóng, và chất kích thích như bia rượu, thuốc lá. Đồng thời, hàng ngày bạn nên dùng khoảng 12g ý dĩ, 12g kim ngân hoa đem hãm nước sôi uống thay nước lọc để thanh nhiệt trừ thấp, giải độc.
Mụn mọc ở xung quanh miệng
Vị trí mụn mọc xung quanh miệng chứng tỏ hệ tiêu hóa của cơ thể bạn hoạt động rất kém. Đồng thời, khi mụn mọc nhiều ở vị trí này còn là dấu hiệu các cơ quan như ruột, gan bị suy yếu.
Lời khuyên: Bạn nên hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp. Đồng thời bổ sung cho cơ thể nhiều trái cây và rau xanh, đặc biệt là uống nhiều nước.
Mụn mọc ở vành tai và trong tai
Theo các chuyên gia cho biết, mụn mọc ở vành hoặc bên trong tai là dấu hiệu thận bài tiết và thải độc đang rất kém. Vì vậy, bạn nên quan tâm chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình để có thể khắc phục tình trạng này một cách triệt để.
Lời khuyên: Bạn nên vệ sinh tai thật kỹ lưỡng. Hãy làm sạch tai nghe, điện thoại và dụng cụ ngoáy tai. Đồng thời nên uống thêm nước ép hoa quả. Đặc biệt nếu bạn xỏ khuyên hãy chọn địa chỉ uy tín, chất lượng.
Mụn mọc ở trán
Vị trí mọc mụn ở trán là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang tích tụ nhiều độc tố và gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Đồng thời, mụn sẽ mọc nhiều hơn nếu hệ tiêu hóa và gan của bạn bị suy giảm hoạt động.
Lời khuyên: Nên hạn chế sử dụng các chất kích thích, những loại thực phẩm nhiều đường. Ban nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống trà thảo dược cùng các loại nước ép hoa quả để giúp cơ thể thải độc.
Mụn mọc ở lưng
Mụn mọc ở lưng có thể hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Rối loạn nội tiết tố, gan bị nóng, viêm nang lông,… Chính vì vậy, bạn nên vệ sinh cơ thể thật kỹ để có thể phòng ngừa tình trạng mụn lưng.
Lời khuyên: Bạn hãy vệ sinh da bằng các loại sữa tắm dịu nhẹ. Lựa chọn loại quần áo thoáng mát và thấm hút tốt. Đồng thời bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất và ngủ đủ giấc.
Mụn mọc ở ngực
Mụn ở ngực sẽ hình thành khi nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, khiến cho nhiều chị em luôn cảm thấy thiếu tự tin những lúc diện các trang phục gợi cảm. Thông thường tình trạng này hay xảy ra ở độ tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai và giai đoạn tiền mãn kinh.
Bài viết cùng chủ đề: Cách trị mụn ẩn trên trán
Lời khuyên: Bạn nên hạn chế dùng các chất kích thích. Sử dụng các loại nội y có tính thấm hút tốt, bổ sung thêm thực phẩm giàu dưỡng chất và uống nhiều nước.
Mụn trên quai hàm
Vị trí mọc mụn nhiều ở quai hàm xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên tăng cường những bài tập thể thao để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Lời khuyên: Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước, ngủ đủ giấc. Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm đóng hộp.
Hy vọng từ những thông tin mà Anchee Clinic chia sẻ trên sẽ giúp các bạn biết rõ vị trí mọc mụn sẽ cảnh báo những vấn đề gì về sức khỏe. Hãy tập cho mình một lối sống lành mạnh, ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện theo khoa học để luôn có được sức khỏe tốt và làn da đẹp nhé.
Lưu ý
Các bài viết của Anchee Clinic chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.