Mụn Gạo Là Gì? Top 12+ Cách Trị Mụn Gạo ở Mắt & Mặt Hiệu Quả

Mụn gạo là các u nang lành tình, chúng xuất hiện từng đám trên mặt, phổ biến nhất là quanh vùng mắt. Vì không có nhân nên việc điều trị mụn gạo gặp khó khăn. Độ tuổi bắt gặp mụn gạo thường nhất là ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, mụn gạo cũng có thể gặp ở trẻ em và người lớn từ 11 tuổi đến 30 tuổi. Cùng viện thẩm mỹ Anchee tìm hiểu 11 cách trị mụn gạo trên mặt tại nhà hiệu quả nhanh chóng thông qua bài viết sau đây.

I/ Mụn gạo và nguyên nhân hình thành

Mụn gạo còn có tên gọi khác là mụn thịt, có hình dạng tương tự như mụn đầu trắng, phần đầu có màu trắng sữa hình hạt gạo. Mụn cơm không có nhân mụn mà, đó chỉ  là các u nang lành tính thường xuất hiện ở vùng da quanh mắt. Trong một số trường hợp, mụn có thể lan rộng ra các vùng trên mặt như trán, cằm hay cổ hoặc lưng.

cách trị mụn gạo
cách trị mụn gạo

Bài viết tham khảo: Trị thâm đỏ sau mụn

Nguyên nhân hình thành nên mụn gạo là từ Keratin – một loại protein ở móc tay, mô da, tóc, móng chân. Khi bị kìm giữ dưới lớp biểu bì, chúng tạo nên mụn gạo mà chúng ta thấy. Ở trẻ sơ sinh, tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh nên rất dễ gặp phải mụn gạo. Và ở mỗi nhóm tuổi, nguyên nhân hình thành mụn gạo cũng khác nhau:

Đối với trẻ sơ sinh

Đến thời điểm này, vấn đề xuất hiện nhiều mụn gạo trên cơ thể trẻ vẫn chưa xác định rõ về nguyên nhân. Một số người vẫn nhầm lẫn giữa mụn gạo và mụn sữa – một loại mụn chịu ảnh hưởng từ hormone của mẹ giai đoạn cuối thai kỳ.

Sự khác nhau nổi bật nhất giữa hai loại mụn này là: mụn gạo xuất hiện cùng lúc em bé sinh ra đời và không gây sưng hay viêm. Trong lúc đó, chúng ta có thể thấy mụn sữa xuất hiện từ 2-4 tuần sau sinh.

Đối với trẻ em và người lớn

Các tổn thương ở da là một trong những nguyên nhân chính hình thành mụn gạo ở trẻ nhỏ và người lớn. Một số tổn thương có thể kể đến gồm có

  • Da phồng rộp vì ảnh hưởng từ các bệnh lý: porphurin (PCT), ly thượng bì bóng nước (EB), pemphigoid (CP)
  • Thực hiện một số biện pháp liên quan đến tái tạo da như chiếu laser, dermabrasion (mài da) …
  • Bỏng hoặc chấn thương cũng có thể khiến da bị phồng rộp.
  • Tiếp xúc thời gian dài với ánh sáng mặt trời.
  • Sử dụng các loại kem bôi và kem dưỡng da có chứa steroid trong suốt một thời gian dài
  • Thực hiện những biện pháp tái tạo da như mài da (dermabrasion) hay laser,
Mụn gạo và nguyên nhân hình thành
Mụn gạo và nguyên nhân hình thành

Ngoài ra, nếu da mất khả năng tẩy tế bào chết tự nhiên, mụn gạo có thể hình thành dày đặc hơn. Điều đó đặc biệt dễ nhận thấy ở những người trong độ tuổi khi làn da bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa. Mụn gạo khi mới mọc chỉ là những nốt mụn nhỏ màu trắng, sau một thời gian sẽ to dần và lồi hẳn lên trên bề mặt da.

Mụn này không gây đau nhức như một số dạng mụn thông thường khác và không gây viêm nhiễm, sưng tấy, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng về lâu dài, mụn gạo ngày càng lan rộng dẫn đến da sần sùi, lão hóa sớm khiến nhiều người khó chịu khi giao tiếp và cản trở nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Vì không ảnh hưởng đến sức khỏe nên nhiều người rất hay chủ quan. Nếu không tìm ra phương án điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình và khiến người bệnh mất tự tin. Do đó, các bác sĩ khuyên bạn nên tìm đến các loại thuốc trị mụn gạo lành tính hoặc tìm đến các địa chỉ làm đẹp, thẩm mỹ viện uy tín để loại bỏ mụn này.

II/ Các dạng mụn gạo thường gặp

Mụn gạo hay gặp nhiều ở trẻ sơ sinh. Nhưng theo thống kê, mụn có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng và phân thành các dạng khác nhau như:

  • Mụn gạo ở trẻ sơ sinh: Hình thành khi tuyến mồ hôi của bé chưa phát triển hoàn thiện. Trong 10 bé thì hơn một nửa sẽ gặp tình trạng này. Tuy nhiên, theo thời gian, mụn gạo tự biến mất mà không cần bất kỳ sự can thiệp điều trị nào.
  • Mụn gạo nguyên phát: Loại này có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn.
  • Mụn gạo thứ phát: Loại mụn này thường xuất hiện trên những vùng da đã bị tổn thương trước đó, chẳng hạn như vết bỏng hoặc phát ban. Hình thành sau khi bệnh nhân được điều trị bằng corticoid tại chỗ.
  • Mụn gạo dạng mảng: khá hiếm. Khi xuất hiện, nó tập trung vào các mảng da sần sùi, đặc biệt là ở phụ nữ trung niên, những người dễ bị loại mụn này hơn phụ nữ ở các độ tuổi khác.
  • Mụn gạo Milia multiplex: Rất hiếm gặp, giống như mụn gạo dạng mảng, chúng hình thành từng cụm nhưng tự biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng.

III/ Bị mụn gạo có nên nặn không?

Cũng như các loại mụn thông thường khác, việc nặn và nặn mụn không đúng cách có thể khiến mụn sưng tấy, viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng hơn. Trường hợp bị mụn gạo thì không nên tác động bằng phương pháp này. Do mụn gạo sẽ không có cồi mụn (nhân mụn). Nếu bạn cố nặn chúng có thể khiến chúng bị thâm, sẹo và lan sang các vùng da khác.

Bài viết cùng chủ đề: Noãn thực vật trị mụn

Vì vậy, để tránh tình trạng mụn nghiêm trọng hơn, bạn nên hạn chế sờ, nặn mụn gạo. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn những phương pháp điều trị an toàn hơn, nhằm nuôi dưỡng làn da ngày một khỏe và tránh được các biến chứng không nên có

IV/ Cách trị mụn gạo ở mắt và mặt hiệu quả tại nhà

Sau đây là 9 phương pháp cải thiện tình trạng mụn gạo ngay tại nhà bằng những loại mặt nạ thiên nhiên. Thế nhưng chỉ người trưởng thành mới nên áp dụng phương pháp này. Với trẻ sơ sinh, mụn gạo sẽ tự phục hồi sau sinh một thời gian.

Cách trị mụn gạo ở mắt và mặt hiệu quả tại nhà
Cách trị mụn gạo ở mắt và mặt hiệu quả tại nhà

Trị mụn gạo vùng mí mắt an toàn tại nhà bằng xông hơi

Mụn gạo tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ khiến bạn thiếu tự tin. Vậy làm thế nào để trị mụn gạo ở mí mắt? Các bác sĩ da liễu khuyên dùng liệu pháp xông hơi.

Trị mụn gạo vùng mí mắt an toàn tại nhà bằng xông hơi
Trị mụn gạo vùng mí mắt an toàn tại nhà bằng xông hơi

Quá trình xông hơi giúp mở lỗ chân lông để các dưỡng chất thẩm thấu và đẩy lùi mụn. Thông qua hơi nước, các tinh dầu sẽ thấm sâu vào lỗ chân lông đánh bay mụn gạo quanh mắt.

Cách xông hơi bằng mụn gạo rất dễ, bạn chỉ cần dùng tinh dầu oải hương hoặc bất kỳ loại tinh dầu nào bạn thích, pha với nước ấm rồi xông mặt. Nên xông hơi 10-15 phút 2 lần/tuần để đạt hiệu quả.

Cách trị mụn gạo ở mũi với rau diếp cá

Rau diếp cá là loại thực phẩm có tác dụng kháng viêm, tăng tuần hoàn máu và giải nhiệt hiệu quả.

Cách trị mụn gạo ở mũi với rau diếp cá
Cách trị mụn gạo ở mũi với rau diếp cá

Xem thêm: Liệu trình trị mụn

Sau đây là hướng dẫn liệu pháp trị mụn gạo ở mũi bằng rau diếp cá ngay tại nhà:

  • Bước 1:Rau diếp cá rửa sạch, xay nhuyễn và vắt lấy nước. Tiếp đến cho vào đó vài giọt dầu oliu và một ít cám gạo, khuấy đều để thành hỗn hợp mặt nạ. 
  • Bước 2: Rửa mặt, lau khô và đắp hỗn hợp đã chuẩn bị lên vùng da mụn trong 20 phút.
  • Bước 3: Rửa mặt thật sạch và lau khô bằng khăn mềm

Một tuần bạn nên dùng mặt nạ diếp cá đắp mặt 2 – 3 lần để sớm đạt được hiệu quả trị mụn

Trị mụn gạo bằng nha đam

Một trong những nguyên liệu làm đẹp an toàn lành tính được các tín đồ làm đẹp yêu thích, không ai khác đó là nha đam, với nhiều vitamin A,B,C và khoáng chất tốt cho da. Ngoài ra, các chất có trong nha đam cũng giúp làm dịu mát da, giúp da thêm mịn màng và tràn đầy sức sống

Trị mụn gạo bằng nha đam
Trị mụn gạo bằng nha đam

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nhánh nha đam tươi, rửa thật sạch và cạo bỏ đi lớp vỏ xanh
  • Sau đó, bạn dùng phần gel nha đam (ruột trắng bên trong) đắp lên vùng da mụn gạo. Trước đó phải rửa mặt thật sạch bạn nhé.
  • Giữ yên mặt nạ trong 20 phút rồi rửa lại mặt với nước mát.
  • Áp dụng 3 – 4 lần/tuần để đạt được kết quả tốt nhất.

Trị mụn gạo bằng tỏi

Ngoài là nguyên liệu chế biến món ăn, tốt cho sức khỏe, tỏi còn có công dụng trong chăm sóc da, nhất là trị mụn. Trong tỏi chứa hàm lượng vitamin dồi dào, chắc chắn sẽ giúp kháng viêm, làm mụn gạo xẹp một cách an toàn.

Trị mụn gạo bằng tỏi
Trị mụn gạo bằng tỏi

Cách thực hiện:

  • Củ tỏi bóc sạch vỏ và đem đi giã nhuyễn và lấy nước cốt tỏi
  • Làm sạch da mặt rồi thoa nước tỏi lên những vùng nào có da bị mụn gạo 
  • Giữ mặt nạ tỏi trên da 30 phút rồi rửa mặt lại với nước mát.
  • Tình trạng mụn sẽ cải thiện đáng kể nếu bạn đắp 2-3l/tuần
  • Thế nhưng tỏi có tính nóng ấm mạnh,do đó bạn nên tránh những vùng da mỏng như bọng mắt. Là người có làn da nhạy cảm, bạn nên cân nhắc trước khi áp dụng.

Trị mụn gạo bằng những mẹo vặt với phần lớn nguyên liệu đơn giản dễ tìm, đem đến hiệu quả điều trị tại chỗ thường chỉ là tạm thời và không triệt để. Hãy đến Viện thẩm mỹ hoặc spa làm đẹp để điều trị sớm bạn nhé

Trị mụn gạo bằng chanh

Nếu muốn tẩy tế bào chết nhẹ nhàng tại nhà thì chanh cũng là một trong những “gương mặt vàng” không thể bỏ qua. Hàm lượng vitamin C và axit trong chanh có thể thay thế các sản phẩm tẩy da chết đang có trên thị trường. Làn da sạch sẽ sẽ giúp mụn gạo nhanh chóng biến mất, trả lại làn da mềm mại và có sức sống hơn.

Trị mụn gạo bằng chanh
Trị mụn gạo bằng chanh

Đọc thêm: Trị mụn ngực

Mặt nạ trị mụn gạo bằng chanh làm như sau:

  • Lấy nước cốt của một nửa quả chanh pha với nước ấm theo tỉ lệ 1:2
  • Thoa hỗn hợp lên vùng da bị mụn gạo và dùng tay massage nhẹ nhàng.
  • 15 phút sau bạn có thể rửa mặt lại 
  • Biện pháp này có thể dùng mặt nạ chanh này mỗi ngày, liên tục trong 1 tháng sẽ thấy được kết quả.

Thế nhưng với những bạn có vùng da mắt mỏng, nên hạn chế áp dụng mặt nạ này. Ngoài ra, trong chanh cũng chứa axit nên sẽ khiến da nhạy cảm với nắng mặt trời, bạn cần che chắn kỹ khi ra đường.

Trị mụn gạo bằng mật ong

Mật ong chống oxy hóa rất tốt và còn lành tính với da. Ngoài ra, mật ong còn giúp các tổn thương trên da nhanh lành hơn, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, giảm thâm sau mụn và sẹo.

Trị mụn gạo bằng mật ong
Trị mụn gạo bằng mật ong

Làm mật ong trị mụn gạo như sau:

  • Lấy một ít mật ong nguyên chất ra chén nhỏ, sau đó dùng tăm bông chấm mật ong và thoa nhẹ lên vùng da mụn gạo (lưu ý trước đó phải rửa mặt thật sạch)
  • Sau 20 phút các dưỡng chất của mật ong thấm vào da, bạn hãy đi rửa mặt.
  • Bạn nên đắp nạ 3 – 4 lần mỗi tuần, kiên trì sẽ thấy mụn gạo mụn gạo giảm dần, da khỏe và mềm mịn.

Trị mụn gạo bằng dầu cây trà

Đối với mụn gạo ở xung quanh vùng mặt hay mắt, bạn có thể dùng tinh dầu ở dạng nguyên chất để đạt được hiệu quả tốt nhất. Do các sản phẩm sản xuất sẵn thường chỉ có hàm lượng nhỏ dầu cây trà không tác động được đến da bị mụn gạo.

Trị mụn gạo bằng dầu cây trà
Trị mụn gạo bằng dầu cây trà

Với những mụn gạo mọc xung quanh mắt, bạn có thể dùng tinh dầu nguyên chất để đạt hiệu quả tốt nhất. Vì sản phẩm trên thị trường có thường chỉ có lượng nhỏ dầu cây trà, không ảnh hưởng lớn đến da bị mụn gạo

Cách thực hiện:

  • Cho vài giọt tinh dầu trà vào chén nhỏ, sau đó cho thêm một ít dầu ô liu hoặc dầu dừa vào cùng.
  • Rửa sạch mặt rồi dùng tăm bông chấm dung dịch lên vùng da đang bị mụn gạo.
  • Vài phút sau rửa mặt lại với nước ấm. 
  • Duy trì cách làm này 2 – 3 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trị mụn gạo bằng giấm táo

Giấm táo cũng là một trong các nguyên liệu được tín đồ làm đẹp tin dùng để trị mụn gạo quanh mắt. Do được lên men tự nhiên nên giấm táo có đặc tính kháng khuẩn giúp da loại bỏ tế bào chết một cách an toàn và hiệu quả. Hàm lượng axit tự nhiên trong giấm táo cũng giúp da tiêu diệt vi khuẩn P. acnes, ngăn ngừa mụn gạo tái phát.

Trị mụn gạo bằng giấm táo
Trị mụn gạo bằng giấm táo

Các bước làm như sau:

  • Lấy 1 chiếc chén nhỏ, cho vào 3 muỗng nước lọc và 1 muỗng giấm táo pha loãng. Nếu là da nhạy cảm, bạn nên pha loãng hơn.
  • Rửa sạch mặt, sau đó dùng bông gòn thấm dung dịch và thoa lên vùng da mụn gạo
  • Để dung dịch trên da khoảng 3-5 phút rồi rửa sạch với nước mát và massage nhẹ nhàng.
  • Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần, kiên trì trong một thời gian, tình trạng mụn gạo sẽ được cải thiện rõ rệt, da bớt sần sùi và đều màu hơn.

Điều trị mụn gạo bằng phương pháp Đốt Laser CO2, Retinol và Nito lỏng

Nếu không đủ thời gian và kiên trì để thực hiện các cách trị mụn gạo trên, hoặc sau một thời gian thực hiện không thấy cải thiện, bạn nên sử dụng laser, áp lạnh hoặc Retinoid. 

Laser: Phương pháp này có tác dụng nhanh và có thể tác động sâu vào trong nhân mụn mà không gây đau rát. Ngoài ra, các bước bắn laser còn kích thích sản sinh collagen, giúp da lành nhanh và săn chắc hơn.

Điều trị mụn gạo bằng phương pháp Đốt Laser CO2, Retinol và Nito lỏng
Điều trị mụn gạo bằng phương pháp Đốt Laser CO2, Retinol và Nito lỏng

Tìm hiểu thêm: Trị mụn ở thẩm mỹ viện nào tốt nhất

Phương pháp áp lạnh nitơ lỏng (cryotherapy): Sau khi phun khí nitơ, mụn sẽ tự rụng sau một tuần.

Retinoids: Bác sĩ da liễu của bạn có thể đề nghị một loại retinoid bôi ngoài da theo toa. Retinoids giúp tẩy da chết hiệu quả hơn so với các sản phẩm thuốc không kê đơn. Retinoids cũng giúp nới lỏng chất sừng trong mụn thịt và giúp chúng trồi lên.

Để biết phương pháp trị mụn gạo này có phù hợp với mình hay không, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn. Thông thường, điều trị chỉ mất 45-60 phút.

Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành tiểu phẫu, rạch một đường ở từng mụn để đẩy nhân ra ngoài.

V/ Những cách phòng ngừa mụn gạo 

Mụn gạo ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, mụn gạo phát triển do quá trình lão hóa của da hoặc do sử dụng thuốc bôi có thể tồn tại lâu dài và khó điều trị dứt điểm. Tình trạng này khiến da mặt sần sùi, thiếu sức sống và trông mất thẩm mỹ, đặc biệt là ở chị em phụ nữ. Do đó, bạn nên ngăn ngừa mụn gạo từ bây giờ.

Những cách phòng ngừa mụn gạo 
Những cách phòng ngừa mụn gạo

Sau đây là một số mẹo cần ghi nhớ trong thói quen chăm sóc da của bạn để ngăn ngừa mụn cóc và các dạng mụn trứng cá khác:

  • Làm sạch da mặt: tẩy trang và rửa mặt là bước chăm sóc cơ bản không thể bỏ qua. Sự tích tụ lâu ngày của bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn trên da mặt có thể gây bít tắc lỗ chân lông, là thủ phạm gây ra mụn. Do đó, rửa mặt hàng ngày là nguyên tắc cơ bản để bạn có làn da mịn màng và sạch mụn.
  • Tẩy da chết: Ngoài việc rửa mặt hàng ngày thì tẩy tế bào chết hàng tuần cũng là một trong những bước cần thiết. Bởi lẽ, nếu chỉ dùng sữa rửa mặt thông thường thì vi khuẩn và bụi bẩn vẫn còn sót lại. Sử dụng các sản phẩm có bán trên thị trường hoặc mặt nạ tẩy tế bào chết tại nhà sẽ giúp loại bỏ các yếu tố xấu một lần nữa và ngăn ngừa sự hình thành và tiến triển của mụn.
  • Chọn lựa sản phẩm skincare phù hợp với làn da hiện tại: nhất là vùng da mắt, nếu bạn chăm sóc không kỹ sẽ dễ dẫn đến lão hóa. Bạn nên dùng serum dưỡng ẩm, kem dành cho mắt nhằm cung cấp dưỡng chất phục hồi các tổn thương, hạn chế mụn gạo xuất hiện ở vùng này.
  • Xây dựng một lối sống lành mạnh: nên lựa chọn thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng, tránh dung nạp các món ăn có nhiều dầu mỡ, thức uống có ga với tần suất thường xuyên để ngăn ngừa mụn. Tạo thói quen ngủ trước 11h
  • Chống tác hại từ ánh nắng: bên cạnh sử dụng các biện pháp hỗ trợ trị mụn gạo như đề cập ở trên, bạn cũng cần chủ động trong việc che chắn cho làn da trước tác hại từ ánh nắng mặt trời như: tìm kem chống nắng phù hợp với làn da, đeo khẩu trang, đeo kính khi ra ngoài

Xem thêm: Kem trị mụn

Mụn gạo là những u nang lành tính, xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau và là mụn không có nhân. Vì tính chất đó mà việc loại bỏ mụn cần sự kiên nhẫn và đòi hỏi thời gian lâu dài. Hy vọng rằng, bài viết này đã cung cấp thông tin bổ ích đến với tất cả bạn đọc trong quá trình điều trị những nốt mụn gạo “cứng đầu

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Gọi điện ngay