Phương pháp tiêm PRP (platelet rich plasma) có lẽ nhiều người khi nghe sẽ thấy lạ lẫm. Đây là phương pháp sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu để cấy vào cơ thể. Đây là xem là bước phát triển mới của ngành thẩm mỹ. Phương pháp PRP có tác dụng thúc đẩy sự tăng sinh của tế bào và quá trình phục hồi sẽ nhanh hơn, giúp trẻ hoá làn da. Để tìm hiểu cụ thể và rõ ràng hơn về phương pháp tiêm PRP, cùng Viện Thẩm Mỹ Anchee Clinic tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
I. Tiêm PRP là gì?
PRP là tên viết tắt của cụm từ “Platelet Rich Plasma”. Có ý nghĩa là huyết tương nhiều tiểu cầu. Đây được xem là công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay và được các nước phát triển áp dụng phổ biến. PRP sẽ sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu để trực tiếp tác động lên vùng da cần điều trị. Cơ chế hoạt động của việc điều trị này là kích thích một vài nhân tố khiến chúng tăng trưởng như:
>>>>>Bài viết tham khảo: tiêm botox có hại không
- PDGF (Platelet Derived Growth Factor) đây là nhân tố được tăng trưởng từ tiểu cầu. Nó sẽ kích thích sự nhân bản của các tế bào trong cơ thể, hình thành những mạch máu mới để cung cấp lượng oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho da. Ngoài ra, nó còn giúp kích thích các tế bào sợi và giúp tăng sinh collagen để độ đàn hồi của da sẽ cao hơn.
- VEGF (Vascular Endothelial Growth Factor) đây là một nhân tố nội mạc. Nó giúp kích thích sự tăng sinh của các mạch máu mới.
- TGF-Beta (Transforming Growth Factor-beta) đây là nhân tố chuyển hóa beta. Nó giúp cân bằng sự phát triển của hai tế bào sợi và tế bào cơ. Đem đến cho bạn làn da săn chắc và độ đàn hồi cao.
- EGF (Epidermal Growth Factor) là nhân tố biểu bì có khả năng kích thích tăng sinh các tế bào ở tầng biểu bì và trung bì. Đem đến hiệu quả giúp làn da của bạn trở nên chắc khỏe hơn.
- IGF (Insulin Growth Factor) là nhân tố sinh trưởng Insulin và HGF (Hepatocyte growth factor). Nó có tác dụng hỗ trợ thêm vào các hoạt động ngăn ngừa sẹo, kích thích sinh trưởng của mạch máu, các tế bào cơ và sợi. Ngoài ra còn chữa trị hiệu quả những mô cơ đang bị hư hại.
Đây được xem là một công nghệ khoa học hiện đại nhất hiện nay và được áp dụng phổ biến tại các nước phát triển.
Thực tế hiện nay tên thế giới, các báo cáo đã cho biết việc sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu có khả năng điều trị nhiều bệnh lý như: bệnh thoái hoá xương khớp, bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, và các vấn đề về da,…
II. Công dụng của phương pháp tiêm PRP là gì?
Một số những tác dụng cụ thể của phương pháp cấy máu tự thân PRP đang được các nhà khoa học thử nghiệm như:
Ngăn rụng tóc
Để thúc đẩy quá trình phát triển của tóc và ngăn ngừa tình trạng rụng tóc thì các chuyên gia đã tiêm PRP trực tiếp vào da đầu. Và theo nghiên cứu của năm 2014 thì đã chứng minh được hiệu quả của PRP có khả năng điều trị được chứng rụng tóc hiệu quả. Chứng rụng tóc này được gọi là chứng rụng tóc kiểu nam (hormone nam).
>>>>>Tìm hiểu thêm: tiêm filler cằm giá bao nhiêu
Trị sẹo rỗ (lõm)
Phương pháp PRP có khả năng thúc đẩy quá trình hình thành vết thương của cơ thể. Giúp lấy đầy những vết sẹo rỗ trên da hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc bản thân tự chữa lành. Hiệu quả này nhờ vào các tiểu cầu tự thân có chứa các yếu tố giúp kích thích sự tăng trưởng, đẩy nhanh quá trình tái tạo mô của cơ thể.
Tại Viện Thẩm Mỹ Anchee Clinic, khi khách hàng thực hiện công nghệ lăn kim sẽ được kết hợp với phương pháp tiêm PRP để trị sẹo trên da thành công cho rất nhiều người.
Tổn thương gân
Gân là nơi kết nối giữa cơ và xương bằng những dải mô dày và dai. Thời gian để gân hồi phục sẽ mất nhiều thời gian hơn so với những vết thương bình thường.
Các chuyên gia đã sử dụng PRP trong quá trình điều trị để giúp quá trình phục hồi của gân được nhanh hơn.
Một vài những vấn đề mãn tính về gân như tennis elbow. Đây là tình trạng viêm hoặc rách khối gân cơ duỗi thường hay gặp ở những người hoạt động thể thao như chơi tennis. Hoặc viêm gân Achilles ở cổ chân và “jumper’s knee” thường gặp ở những người vận động đầu gối nhanh mà mạnh với tần suất liên tục.
Chấn thương cấp tính
Các chuyên gia đã sử dụng PRP để điều trị các chấn thương cấp tính. Ví dụ như căng cơ đùi khi vận động quá mạnh hoặc bong gân ở đầu gối.
Phục hồi sau phẫu thuật
Đôi khi PRP cũng được các bác sĩ sử dụng để phục hồi vết thương nhanh sau khi phẫu thuật. Phương pháp này giúp phục hồi tình trạng gân bị rách.
>>>>>Có thể bạn quan tâm: tiêm filler mũi có hại không
Viêm xương khớp (osteoarthritis)
Các chuyên gia da liễu đã tiêm PRP trực tiếp vào đầu gối của những người đang bị viêm xương khớp. Nghiên cứu năm 2015 cho thấy hiệu quả của việc tiêm PRP mang lại hiệu quả cao hơn so với tiêm acid hyaluronic trong việc điều trị xương khớp.
Tuy nhiên, những thử nghiệm này chỉ được thực hiện trong phạm vi số người rất nhỏ. Chính vì vậy, PRP cần phải được thử nghiệm rộng rãi hơn để có được kết luận chính xác nhất.
Điều quan trọng bạn cần phải lưu ý đó là không có cách sử dụng PRP nào trong số này được chắc chắn rằng nó mang lại hiệu quả. Các chuyên gia sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe cũng như các vấn đề bạn gặp phải để đưa ra những cách điều trị thích hợp.
III. PRP có tác dụng như thế nào?
- Đẩy nhanh quá trình hồi phục của vết thương
- Kích quá trình loại bỏ tế bào da chết
- Tăng sinh collagen.
- Tái tạo các tế bào mạch máu.
IV. PRP điều trị những vấn đề gì?
>>>>>Xem thêm: tiêm filler thái dương
- Giúp trẻ hoá làn da, làm cho da săn chắc và độ đàn hồi cao.
- Hạn chế quá trình lão hoá và giảm nếp nhăn hiệu quả.
- Kích quá trình loại bỏ tế bào da chết và đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Phục hồi sắc tố của da, giúp xóa mờ các vết nám được gây ra bởi tác nhân từ ánh nắng mặt trời, đem đến cho bạn làn da trắng sáng hơn.
- Có khả năng xoá các loại sẹo mụn, sẹo rỗ,…
- Thúc đẩy ang tóc phát triển nhanh hơn, giảm thiểu tình trạng rụng tóc.
V. Chống chỉ định đối với các trường hợp nào?
- Người có nồng độ Hemoglobin trong máu dưới 110g/l.
- Người có tiểu cầu trong máu dưới 150.000 /mm3.
- Khách hàng đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng.
- Khách hàng đang thực hiện liệu trình chống đông
- Khách hàng đang mắc những bệnh lý chưa được kiểm soát như tiểu đường, huyết áp, tim mạch,…
- Phụ nữ đang mang thai và trong quá trình cho con bú.
VI. Quy trình thực hiện tiêm PRP ra sao?
- Bước 1: Lấy máu và cho các ống nghiệm để ly tâm.
- Bước 2: Tẩy trang và vệ sinh vùng da cần được điều trị
- Bước 3:Gây tê, ủ tê trong vòng 50 – 60 phút. Thời gian này các chuyên viên sẽ ly tâm máu theo đúng quy trình để chiết tách PRP và kích hoạt tiểu cầu.
- Bước 4: Lau sạch kem ủ tê và sát trùng vùng da cần được điều trị với cồn.
- Bước 5: Các bác sĩ sẽ tiêm PRP cho khách hàng hoặc có thể phối hợp với lăn kim trong những trường hợp khách hàng mong muốn.
- Bước 6: Rửa vùng được tiêm PRP với NaCl 0,9%.
- Bước 7: Điện di lạnh với PPP.
- Bước 8: Chiếu đèn LED trong 20 phút.
- Bước 9: Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chăm sóc đúng cách sau khi tiêm.
VII. Liệu trình điều trị PRP như thế nào?
- Liệu trình tiêm PRP có thể sẽ mất 3-6 lần tuỳ thuộc vào tình trạng của da.
- Có thể tiêm thêm nhiều lần trong một vài trường hợp đặc biệt.
- Khoảng cách cho mỗi lần tiêm sẽ là khoảng 1 tháng
VIII. Tiêm PRP có thể gây ra biến chứng gì?
PRP được lấy từ máu của chính khách hàng nên rất an toàn và không gây phản ứng. Tuy nhiên có thể gặp một vài biến chứng như:
- Phù nề và bầm tím tại vùng tiêm: tình trạng này có thể kéo dài trong vòng 3 – 7 ngày tuỳ từng người. Việc sử dụng đá để chườm lạnh vùng da trong trường hợp này có thể giúp giảm triệu chứng này.
- Nhiễm trùng vết tiêm: Sau tiêm có thể gặp phải tình trạng các vết tiêm bị đỏ kéo dài, vết tiêm bị tiết dịch và mưng mủ. Nhiễm trùng có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng nếu trong quá trình tiêm PRP không được đảm bảo sạch khuẩn.
Cách xử trí: Nếu gặp phải những dấu hiệu trên bạn cần đến ngay cơ sở tiêm để được tái khám và cần phải sử dụng kháng sinh để điều trị.
IX. Chăm sóc sau khi tiêm PRP như thế nào cho đúng?
- Nếu gặp phải dấu hiệu phù nề và bầm tím sau khi tiêm. Khách hàng có thể chườm lạnh vùng da đó trong vòng 10 – 15 phút với tần suất 2 – 3h một lần trong vài ngày đầu có thể giúp giảm sự sưng và bầm tím của da. – Đêm đầu tiên khi rửa vùng da điều trị một cách nhẹ nhàng bằng nước sạch và thoa PPP.
- PPP có thể dùng để bôi lên vùng da điều trị mỗi ngày sau khi tiêm.
- Từ những ngày sau bạn có thể sử dụng những sản phẩm bình thường để vệ sinh vùng da đó
- Cần phải sử dụng kem dưỡng da và kem chống nắng để dưỡng da và bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
- Nếu những dấu hiệu đó trở nên bất thường và không có dấu hiệu hồi phục thì bạn cần tái khám để được các bác sĩ hướng dẫn và xử lý kịp thời.
X. Một số câu hỏi thường gặp khi khách hàng lựa chọn tiêm PRP
Các tác dụng phụ có thể xảy ra là gì?
PRP là chất được lấy trực tiếp từ máu của mỗi người nên nó rất an toàn khi được sử dụng trong điều trị. Điều này giúp giảm nguy cơ kích ứng xảy ra khi tiêm PRP so với những loại thuốc thông thường như cortisone hoặc acid hyaluronic.
>>>>>Đọc thêm: tiêm môi baby
Tuy nhiên, vì phương pháp tiêm PRP là phương pháp tiêm một chất và cơ thể nên nó cũng có thể gây ra một vài tác dụng phụ như:
- Nhiễm trùng
- Tổn thương thần kinh
- Đau tại vị trí tiêm
- Tổn thương mô
Bạn nên cần đến các cơ sở để được các chuyên gia tư vấn và đưa ra phương pháp phù hợp nhất với tình trạng cơ thể để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
Lưu ý
Các bài viết của Anchee Clinic chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.