Sẹo rỗ được hình thành bởi những cấu trúc da bị tổn thương vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều trị sẹo rỗ ở mũi hiệu quả không khó nhưng cần đúng cách và kiên trì.
I/ Sẹo rỗ ở mũi là gì?
Sẹo rỗ ở mũi giống như các loại sẹo khác, chỉ là khác vị trí mọc sẹo. Thường sẹo rỗ ở mũi có hình dạng lõm, kích thước nhỏ, đáy sẹo nhọn và sâu. Sẹo rỗ ở mũi không gây khó chịu, không gây đau và cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng ngược lại, nó khiến tổng quan gương mặt ít xinh đẹp hơn và ảnh hưởng đến tâm lý người bị sẹo.
Đọc thêm: mở góc mắt trong bị sẹo
II/ Nguyên nhân hình thành sẹo rỗ ở mũi
Để dẫn đến tình trạng sẹo rỗ ở mũi có rất nhiều nguyên nhân. Thế nhưng về cơ bản, sẹo rỗ ở mũi được hình thành vì da bị tổn thương do mụn để lại.
Do mụn trứng cá để lại sẹo
Mũi là nơi vùng chữ T, tập trung các tuyến bã nhờn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ dễ gây bít tắc lỗ chân lông từ các tác nhân bên ngoài như khói bụi, nắng, ô nhiễm,…Lúc này, lỗ chân lông giãn nở nên sẽ bám bụi bẩn nhiều hơn, dẫn tới mụn hình thành
Khi mụn không được chữa trị kịp thời và da không được chăm sóc đúng cách sẽ xuất hiện sẹo rỗ ngay lập tức.
Do thực hiện nặn mụn không đúng cách
Một trong những thói quen gây nên mụn nhiều nhất chính là thường xuyên dùng tay sờ lên mặt. Một số khác còn sờ, nặn, cạy mụn nhưng không đúng cách và trước khi làm điều đó không vệ sinh tay hay dụng cụ nặn mụn sạch dẫn đến viêm nhiễm. Chỉ cần một thời gian ngắn không điều trị, vết sẹo rỗ trên da mũi sẽ dần hình thành.
Do dùng sai mỹ phẩm
Nếu bạn là người thường xuyên thay đổi mỹ phẩm và có thói quen makeup nhiều. Bạn hãy chắc rằng những sản phẩm mình đang sử dụng phù hợp với làn da, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo làn da không bị tổn thương, tránh tình trạng mụn nặng và để lại sẹo
Do bệnh thuỷ đậu
Khi mắc phải bệnh này, các bọng nước trên da rất dễ bị vỡ ra nên bạn cần phải cẩn thận hơn. Vì đây cũng là nguyên nhân gây nên sẹo rỗ ở vùng mũi phổ biến.
Bài viết liên quan: thuốc trị sẹo thâm té xe
III/ Sẹo rổ/lõm ở mũi có tự khỏi không?
Nhiều bạn đọc đặc biệt quan tâm đến câu trả lời cho câu hỏi “Sẹo rỗ/lõm ở mũi có tự khỏi không?”, nhất là các bạn trẻ. Theo các chuyên gia, sẹo rỗ được xem là dạng tổn thương vĩnh viễn và nằm sâu dưới da, nên câu trả lời là “sẹorỗ/lõm không thể tự khỏi”
Cách để điều trị sẹo dứt điểm là phải cắt hoàn toàn chân sẹo dưới da. Chỉ khi nào các chân sẹo bị đứt gãy. Các sợi tế bào trên da chúng bị xơ hóa dần do không được nuôi dưỡng từ máu và những dưỡng chất khác.
Tuy nhiên sẹo rỗ vẫn có thể được điều trị dứt điểm bằng cách cắt hoàn toàn chân sẹo dưới da. Khi bị đứt gãy, các sợi tế bào sẽ bị xơ hóa dần vì không được nuôi dưỡng từ máu và các dưỡng chất khác.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sẹo lõm và mức độ chữa lành lên đến 90%. Bạn hoàn toàn không phải đau đầu mỗi khi tự hỏi “Sẹo lõm ở mũi có tự đầy được không?”.
IV/ Sẹo rỗ, lõm ở mũi điều trị có khó không?
Bất kể là loại sẹo nào, để càng lâu sẽ càng nặng và khó điều trị hơn. Các chuyên gia, bác sĩ da liễu cho biết, thời gian hình thành sẹo và mức độ tổn thương sẽ quyết định kết quả phục hồi của làn da.
Tìm hiểu thêm: trị sẹo bằng laser giá bao nhiêu
Lúc sẹo vừa xuất hiện, chân sẹo yếu chưa hình thành xơ cứng, quá trình điều trị sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Khi sẹo đã để lâu, vết sẹo bị xơ cứng, cấu trúc của chân sẹo đã hoàn thiện, việc chữa trị sẽ khó khăn, tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn. Vì vậy, để đạt hiệu quả, người bệnh nên tiến hành chữa trị sẹo càng sớm, càng tốt.
V/ Đâu là cách trị sẹo rỗ ở mũi an toàn và hiệu quả hiện nay
Hiện nay, có vô vàn cách trị sẹo rỗ ở mũi bằng các phương pháp từ nguyên liệu thiên nhiên. Hầu hết những cách điều trị này đều đảm bảo an toàn và lành tính cho da. Và đây là một số cách làm hiệu quả mà chúng tôi đã tìm được trong rất nhiều cách để giới thiệu đến bạn.
Sử dụng vitamin E trong điều trị sẹo rỗ ở mũi
Cách trị sẹo rỗ ở mũi bằng vitamin E không chỉ giúp xóa mờ sẹo rỗ mà còn cấp ẩm, phục hồi và cải thiện bề mặt da. Đặc biệt, vitamin E còn kích thích quá trình sản sinh collagen, chống oxy hóa. Nhờ đó, da khỏe mạnh, có tính đàn hồi và mịn màng.
Cách làm như sau:
- Bước 1: Dùng sữa rửa mặt để làm sạch vùng da mũi
- Bước 2: Cắt viên nang vitamin E để lấy tinh chất bên trong, dùng tăm bông chấm và thoa đều lên mũi.
- Bước 3: Bạn có thể nằm thư giãn khoảng 20 phút để dưỡng chất thấm sâu vào da và khô lại.
- Bước 4: Thoa thêm 1 lần vitamin E và đợi thêm 20 phút nữa.
- Bước 5: Rửa sạch mặt với nước ấm.
Nên thực hiện mỗi ngày da để da được dưỡng ẩm, đồng thời các vết sẹo rỗ nhanh chóng được làm đầy.
Trị sẹo rỗ ở mũi với hỗn hợp nghệ và sữa chua
Curcumin là hoạt chất có nhiều nhất trong nghệ. Chính hoạt chất này giúp trị sẹo rỗ, sẹo thâm, ức chế sắc tố melanin, kháng khuẩn, giảm viêm và tăng sinh collagen. Và sẽ hiệu quả hơn nếu bạn kết hợp sữa chua cùng với nghệ trong trị sẹo rỗ ở mũi.
Cách làm như sau:
- Bước 1: Rửa sạch vùng sẹo rỗ ở mũi
- Bước 2: Cho 1 muỗng bột nghệ và 2 muỗng sữa chua không đường vào chén rồi trộn đều để được hỗn hợp sền sệt.
- Bước 3: Thoa hỗn hợp lên vùng da có sẹo và chờ 20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Phương pháp đắp mặt nạ này nên duy trì từ 3-4 lần/tuần trong 2-3 tháng để thu được kết quả.
Điều trị sẹo rỗ ở mũi bằng hỗn hợp chanh và hành tây
Với những bạn thuộc da dầu, đây sẽ là phương pháp thích hợp. Vì hành tây giúp giảm tiết dầu nhờn hiệu quả. Còn chanh có tác dụng loại bỏ da chết, kích thích tái tạo tế bào non trẻ, cho lỗ chân lông thoáng hơn và sẹo rỗ được lấp đầy nhanh chóng.
Bài viết tham khảo: trị sẹo bằng nghệ
Cách làm như sau:
- Bước 1: Vệ sinh sạch vùng da cần đắp mặt nạ
- Bước 2: Lấy nửa củ hành tây xay nhuyễn và vắt 1 trái chanh để lấy nước cốt. Trộn đều cả hai nguyên liệu với nhau để tạo thành một hỗn hợp.
- Bước 3: Dùng tăm bông chấm nước cốt rồi thoa đều lên vết sẹo.Để dưỡng chất thẩm thấu bạn nên chờ khoảng 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
VI/ Cách chăm sóc và phòng ngừa sẹo rỗ ở mũi
Nếu như điều trị sẹo rỗ ở mũi khó, vậy cách tốt nhất là chúng ta nên ngăn ngừa nó. Cùng tìm hiểu bí quyết phòng tránh sẹo rỗ ở mũi sau đây nhé!
Không nên tự ý lấy nhân mụn bằng tay hay bằng cây nặn mụn
Để làn da luôn được khô thoáng và giảm tiết dầu nhờn khi đang bị nổi mụn, điều bạn cần làm là làm sạch sâu da mặt. Nhất là sau khi bạn đi ngoài đường, tiếp xúc nhiều với khói bụi. Một điều bạn cần lưu ý là nếu cồi mụn chưa già, tức nhân mụn chưa được đẩy lên, bạn không nên sờ cạy mụn để tránh nhiễm trùng.
Đối với các loại mụn bọc, viêm, mụn mủ… sưng đỏ, đau rát, tuyệt đối không được nặn, vì nếu dịch mụn vỡ ra có thể làm cho mụn lây lan, viêm nhiễm thành mụn dạng nang và dễ dàng để lại sẹo.
Thăm khám bác sĩ ngay khi tình trạng mụn nặng
Khi tình trạng mụn nặng, bạn nên đến gặp trực tiếp các bác sĩ da liễu để được tư vấn dựa trên tình trạng da và có phác đồ điều trị phù hợp. Tránh trường hợp mụn nặng dẫn đến viêm sâu vào trong da và gây sẹo rỗ. Đặc biệt, không được tự ý chích mụn, rạch mụn lấy máu mủ tại nhà hoặc tại những spa không chất lượng, không đảm bảo về kỹ thuật lẫn chuyên môn.
Không tự ý thoa thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều kem mụn không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng tại các chợ nhỏ, tiệm uốn tóc, spa không chính quy. Chính nguyên nhân này làm cho tình trạng mụn của bạn thêm tồi tệ và dễ hình thành sẹo rỗ.
Bạn tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc, dược mỹ phẩm không nhãn mác khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhất là các loại kem thuốc tự trộn, không được kiểm duyệt bởi các QA – QC, không đầy đủ giấy tờ kiểm định.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố góp phần lớn trong việc ngăn ngừa mụn hình thành sẹo rỗ ở mũi. Cách tốt nhất là bổ sung nhiều vitamin từ trái cây tươi như cam, ổi, chanh, kiwi,… và các loại rau xanh gồm cà rốt, ớt chuông, súp lơ xanh,…Chỉ cần ăn theo chế độ này, làn da sẽ thêm phần tươi trẻ, đầy sức sống. Đừng quên uống thật nhiều nước để thanh lọc cơ thể bạn nhé.
Có thể bạn quan tâm: cách trị sẹo
Hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu, bia, cafe,… Vì chúng sẽ gây nên triệu chứng nóng trong người, nổi mụn nhọt, trứng cá và hình thành sẹo rỗ.
VII. Can thiệp y tế trong điều trị sẹo rỗ ở mũi
Ghép da
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng sẹo rỗ đáy nhọn ở mũi, đây sẽ là phương pháp bạn nên chọn lựa.
Để thực hiện ghép da cần trải qua 2 bước: loại bỏ sẹo và ghép da thay thế. Phần da thay thế sẽ được bác sĩ lấy từ da sau tai của người bệnh. Sau khi ghép da xong, vết sẹo được khâu lại hoặc bác sĩ sẽ dùng băng dính (steri – strips) hay keo dán để làm lành vết thương.
3 lưu ý khi ghép da:
- Không lột hoặc bóc da đang bong ra để tránh chảy máu.
- Hạn chế phơi nắng.
- Không dùng các loại mỹ phẩm trang điểm và chăm sóc da trong quá trình vết thương hồi phục.
Chấm sẹo TCA
TCA là viết tắt của từ axit trichloroacetic. Vậy nên chấm sẹo thực chất là chấm axit lên vùng sẹo rỗ ở mũi giúp tái tạo da mới.
Loại axit này khi tiếp xúc với sẹo sẽ phá hủy nền sẹo, loại bỏ bỏ da chết và tạp chất gây bít tắc lỗ chân lông. Đồng thời, TCA cũng kích thích tăng sản sinh elastin & collagen làm đầy sẹo.
Sau khi áp dụng chấm sẹo TCA, tình trạng sẹo rỗ sẽ được cải thiện, màu da cũng tự nhiên hơn. Bên cạnh đó, TCA còn có khả năng chống lão hóa da, giúp da mịn màng & săn chắc hơn.
Lưu ý: TCA có thể gây bỏng da, nhất là làn da đang dùng AHA, BHA retinol, AHA, BHA. Thế nên 1 tuần trước khi thực hiện chấm sẹo TCA, bạn nên tránh dùng các sản phẩm chứa những chất. Ngoài ra, bạn cần sử dụng kem chống nắng hằng ngày trước và sau khi dùng TCA để bảo vệ da tốt nhất.
Siêu mài mòn da
Phương pháp này còn có tên gọi khác là Mài da vi điểm (microdermabrasion). Đây là thủ thuật y tế được áp dụng nhiều trong điều trị sẹo rỗ. Mục đích chính là tái tạo bề mặt da bằng cách đánh bóng và ma sát da. Tiếp theo đó chuyên gia sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để làm sạch da chết và các tinh thể còn sót lại.
Hiện đang có 2 kiểu siêu mài mòn da: sử dụng tinh thể thạch anh và dùng mũi kim cương. Trong đó, mài mòn da dùng mũi kim cương được đánh giá là an toàn hơn khi điều trị ở khu vực vùng da nhạy cảm và gần mắt.
Điểm hạn chế của phương pháp này là có thể gây sưng tấy hoặc kích ứng da tạm thời. Vì vậy, bạn cần chăm sóc da theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để giúp vết thương mau hồi phục.
Lăn kim vi điểm RF
Phương pháp lăn kim vi điểm RF trị sẹo rỗ ở mũi sử dụng sóng điện từ RF nhiệt độ khoảng 52-55ºC. Khi tiến hành thực hiện, sóng này sẽ thâm nhập sâu vào lớp hạ bì, kích thích collagen phát triển. Lúc này, sẹo rỗ sẽ được lấp đầy, cho bề mặt da bằng phẳng trở lại.
Bài viết cùng chủ đề: trị sẹo lồi ở đâu tốt
Ưu điểm của lăn kim vi điểm RF là an toàn và giảm nguy cơ tăng sắc tố da sau điều trị.
Thông thường, công nghệ RF được kết hợp cùng phương pháp PRP – một loại huyết tương giàu tiểu cầu. Sau lăn kim vi điểm, bác sĩ sẽ thoa trực tiếp PRP lên vùng sẹo. Nhờ vậy mà tế bào được tái tạo mới, tổn thương được chữa lành nhanh chóng.
Chiếu laser
Chiếu laser điều trị sẹo rỗ ở mũi là phương pháp không còn xa lạ với mọi người. Thế nhưng, chi phí điều trị khá đắt đỏ. Đồng thời, phương pháp này có khả năng gây tổn thương da nghiêm trọng nếu không áp dụng đúng cách.
2 loại laser được sử dụng nhiều nhất hiện nay là laser bóc tách và laser không bóc tách. Điểm khác nhau cơ bản giữa 2 phương pháp laser này là:
- Laser bóc tách: tia laser tác dụng trên bề mặt nên chỉ giúp loại bỏ lớp tế bào chết ngoài cùng. Tia laser sẽ gây ra những tổn thương nhỏ, kích hoạt hệ thống tự chữa lành của cơ thể bằng cách tăng sinh collagen làm đầy sẹo. 3 tia laser được áp dụng nhiều nhất là: laser CO2 fractional, laser erbium.
- Laser không bóc tách: khả năng tia laser thâm nhập sâu hơn, phá vỡ mạch máu bên dưới. Da sẽ bong tróc một cách tự nhiên nhất. Phương pháp laser không bóc tách này không gây tổn thương tới lớp tế bào trên cùng. Đồng thời, đây cũng được coi là cách trị sẹo rỗ ở mũi an toàn do không gây ra vết thương hở. Tuy nhiên, cách làm này có thể khiến người bị bệnh gặp tác dụng phụ như nổi mụn, sưng đỏ, hoặc nhiễm trùng.
Xem thêm: trị sẹo lõm
Trên đây là những phương pháp giúp khắc phục sẹo rỗ ở mũi an toàn và hiệu quả. Trước khi áp dụng các cách trị sẹo rỗ trên, bạn cần tìm tới chuyên gia, bác sĩ da liễu để xác định đúng loại sẹo rỗ. Bạn có thể ngăn ngừa sẹo rỗ ở mũi nếu chăm sóc da đúng cách. Nếu cần tư vấn cách xử lý sẹo tại nhà, bạn vui lòng gọi tới số HOTLINE: 0945.705.000 – 0909 .624.283 để gặp chuyên gia của Viện thẩm mỹ Anchee Clinic
Lưu ý
Các bài viết của Anchee Clinic chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
- Đốt Mụn Thịt Quanh Mắt – Laser 100K/Nốt: Không Đau & Sẹo
- Tiêm PRP Là Gì? Công Dụng, Quy Trình & Cách Chăm Sóc Sao Hiệu Quả
- [Bật Mí] 4 Cách Trị Da Chân Bị Vảy Cá Tại Nhà Theo Hướng Dẫn Bác Sĩ
- Tướng Số Nốt Ruồi Trên Lông Mày Trái Phải Ở Nam & Nữ Mang Ý Nghĩa Gì?
- Lăn Kim Trị Nám Giá Bao Nhiêu Tiền? Bảng Giá 999k [2023]