Lưỡi xuất hiện mụn thịt là tình trạng mà nhiều người gặp phải, tuy nhiên lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng thông thường. Đây cũng là vấn đề khiến nhiều người hay lo lắng hoang mang không biết nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa lưỡi nổi mụn thịt sao cho hiệu quả. Hãy cùng viện thẩm mỹ Anchee Clinic tìm hiểu tình trạng lưỡi nổi mụn thịt là dấu hiệu của các bệnh lý gì trong bài viết dưới đây nhé!
I. Lưỡi nổi mụn thịt là gì?
Mụn thịt là tình trạng các nốt u nhú xuất hiện trên da hay niêm mạc với dạng lồi nhỏ và có màu sắc giống hồng nhạt hoặc nâu sậm. Kích thước của các nốt mụn thịt khoảng từ 1mm đến 2cm. Thường nổi trên bề mặt da và tập trung nhiều ở những vị trí có tính nóng ẩm của cơ thể như ở khoang miệng, cuống lưỡi hay ở dưới lưỡi. Lưỡi mọc mụn thịt có nhiều nguyên nhân gây ra như là tình trạng tăng sinh lành tính hoặc có thể là do một vài bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy mà nhiều người chủ quan và nhầm lẫn trong việc chữa trị dẫn đến các biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
II. Nguyên nhân xuất hiện mụn thịt ở lưỡi
Mụn thịt có thể gặp ở bất kỳ nơi nào và ở nhiều đối tượng ai, các nguyên nhân gây lưỡi nổi mụn thịt bao gồm:
- Do cơ địa, bị rối loạn nội tiết, rối loạn tuyến mồ hôi hoặc da niêm mạc dễ nhạy cảm.
- Lối sống và thói quen sinh hoạt không đảm bảo như ăn uống không đủ chất, sử dụng các chất kích thích, dùng mỹ phẩm, kem đánh răng kém chất lượng có các thành phần tổn hại đến da niêm mạc hoặc uống thuốc không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến hệ nội tiết gây nên mụn thịt.
- Theo một nghiên cứu, virus u nhú ở người là HPV cũng có thể là nhân tố gây ra sự phát triển của các mụn thịt ở dưới lưỡi.
Tình trạng mụn thịt ở lưỡi trên bề mặt lưỡi, cuống lưỡi hay ở dưới lưỡi thường có nhiều nguyên nhân lành tính gây nên. Tuy nhiên cũng có vài nguy cơ khác nhưng nguy hiểm nhất là bị bệnh do sùi mào gà hoặc u nhú tiền đình papillomatosis.
>>>>>Xem thêm:
III. Cuống lưỡi nổi mụn thịt đỏ là bệnh gì? Nhiễm trùng vùng miệng
Nếu như lưỡi của bạn bị nổi mụn thịt màu đỏ và kèm theo các dấu hiệu như:
- Khoang miệng đau nhức, môi xuất hiện nhiều vết lở loét
- Miệng, lưỡi đau rát khó chịu nhất là khi nhai nuốt thức ăn
- Hoạt động giao tiếp hàng ngày khó khăn.
Đây là một vài dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang bị bệnh nhiễm trùng khoang miệng. Nhiễm trùng vùng miệng là bệnh lý khá phổ biến hầu như ai cũng bị gặp phải. Bệnh chủ yếu là do vệ sinh vùng miệng không sạch sẽ và đúng cách đã tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập và lây lan bệnh.
Ngoài ra, trong gia đình nếu có người bị mắc bệnh nhiễm trùng vùng miệng. Thì khả năng cao là bạn có thể bị mắc bệnh vì đây là bệnh có tính di truyền. Nhiễm trùng ở vùng miệng nếu không được thăm khám, điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì các mụn thịt ở cuống lưỡi sẽ có khả năng lây lan nhanh vào sâu trong vòm họng dẫn đến trường hợp bị ung thư vòm họng.
Lưỡi nổi mụn thịt là dấu hiệu của sùi mào gà
Sùi mào gà là một bệnh truyền nhiễm chủ yếu do virus HPV gây nên, đây được biết đến là căn bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống cũng như tính mạng của người bệnh và gia đình. Điều cần lưu ý đó là sùi mào gà ở lưỡi dễ bị nhầm lẫn với tình trạng nhiệt miệng, vì là những mụn thịt đỏ ở lưỡi. Do đó mà nhiều người thường chủ quan và bỏ qua dấu hiệu của bệnh để kịp thời đi thăm khám. Các triệu chứng nhận biết được bệnh sùi mào gà ở lưỡi gồm có:
- Bề mặt cuống lưỡi, thân và dưới lưỡi xuất hiện nốt u nhú, mụn cóc nhỏ có màu hồng với đường kính từ 1 đến 20 mm.
- Thường có cảm giác ngứa ngáy trong khoang miệng, lưỡi và cổ họng
- Khó khăn khi nhai nuốt, có thể bị đau rát, giảm mùi vị khi ăn.
- Bị tê lưỡi, sưng đau ở khu vực xương hàm
- Xuất hiện phát ban, mẩn đỏ tại niêm mạc khoang miệng, niêm mạc lưỡi
- Một vài trường hợp nôn ra máu, khó khăn khi nuốt đồ ăn.
- Có khối u trong má hoặc cổ họng làm người bệnh bị chán ăn, mệt mỏi.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi thường là những người mối quan hệ phức tạp, quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ bằng đường miệng thường xuyên. Ngoài ra còn có nguyên nhân khác đó là sử dụng chung đồ dùng vệ sinh như bàn chải đánh răng hay hôn môi với người bệnh bị sùi mào gà. Vậy, bệnh sùi mào gà ở lưỡi có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Bởi nếu không được phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thì người bị bệnh có thể phải đối mặt với những nguy hiểm do biến chứng và nguy cơ tái phát bệnh cao, cụ thể như:
- Gây bội nhiễm trùng và tổn thương niêm mạc vùng miệng, người bệnh gặp khó khăn và đau đớn dữ dội trong vấn đề ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
- Nguy cơ cao phát triển sang xâm lấn niêm mạc vùng lưỡi dẫn đến ung thư lưỡi, ung thư vòm họng nếu như bị nhiễm sùi mào gà type 16-18
- Khả năng lây truyền cho những người xung quanh như bạn tình hay gia đình vợ chồng con cái trong sinh hoạt hàng ngày
- Sùi mào gà ở lưỡi ảnh hưởng đến giao tiếp do các nốt mụn thịt làm hơi thở người bệnh có mùi hôi thối khó chịu.
- Khiến người bị bệnh cảm thấy tự ti, luôn trong cảm giác lo lắng bất an, tâm lý sa sút, trầm cảm, dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống.
- Lưỡi nổi mụn thịt đỏ kèm chảy dịch hoặc dịch mủ khiến người bệnh đau đớn, khó chịu khi nhai nuốt thức ăn, cản trở hệ tiêu hóa từ đó làm suy giảm sức khỏe một cách nhanh chóng.
Lưỡi nổi mụn thịt dấu hiệu của bệnh U nhú tiền đình papillomatosis
U nhú tiền đình papillomatosis là tình trạng tăng sinh lành tính của các tế bài gai bên dưới biểu bì ở mô lưỡi. Đây còn biết đến là bệnh giả sùi mào gà vì có những biểu hiện bên ngoài thoạt nhìn giống với sùi mào gà. Một số biểu hiện của bệnh U nhú tiền đình papillomatosis thường có như:
- Lưỡi nổi mụn thịt vị trí đối xứng nhau hoặc mọc thành dải trên bề mặt hai bên lưỡi.
- Mụn thịt có màu đỏ, màu hồng có chân và cuống riêng, khác với mụn sùi mào gà thì có 1 chân hoặc cuống nhưng phát triển từng mảng lớn nhìn như mào gà.
- Mụn thịt ở lưỡi không bị vỡ mà chúng tự teo dần rồi biến mất.
Bệnh u nhú tiền đình papillomatosis là bệnh không gây ra nhiều nguy hiểm, chúng có thể tự khỏi mà không phải cần điều trị. Nhưng hiện tượng nổi mụn thịt ở lưỡi thường khiến người bệnh cảm thấy rất tự ti, khó chịu và có thể gây ra sợ hãi khi tiếp xúc với những người xung quanh. Do đó mà nhiều người thường lựa chọn cắt bỏ các mụn thịt này.
Mọc mụn thịt trắng dưới lưỡi – triệu chứng sỏi amidan
Đây là một trong những biểu hiện của bệnh lý về amidan. Bã đậu amidan là tên gọi khác của bệnh này. Bệnh hình thành do khối vôi hóa ở amidan trong khoang miệng gây nên. Các khối vôi hóa này thường sẽ có màu trắng hoặc hơi ngả vàng, nhiều kích thước to nhỏ khác nhau. Bã đậu amidan hình thành là do việc vệ sinh răng miệng kém; khiến kích thước amidan ngày một lớn hoặc bị viêm xoang, viêm amidan giai đoạn mãn tính gây ra.
Bệnh thường rất khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Tuy nhiên, vẫn có thể dựa vào các triệu chứng sau đây để nhận biết được bệnh:
- Dưới khoang lưỡi xuất hiện nhiều mụn trắng
- Miệng có mùi do thức ăn bị tích tụ ở kẽ răng tạo điều kiện cho nhân tố xấu có điều kiện xâm nhập và gây ra bệnh.
- Họng đau rát, khiến cho việc nhai nuốt thức ăn khó khăn.
- Amidan bị viêm sưng do sỏi amidan phát triển lớn dần
- Vùng tai bị đau do các dây thần kinh trung ương bị ảnh hưởng từ bệnh.
Nổi mụn thịt ở lưỡi – viêm họng
Bệnh lý viêm họng cũng khiến bạn bị nổi mụn ở lưỡi, đây là tình trạng mà ai cũng sẽ gặp phải trong đời. Bệnh lý này thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, nhất là khi tiết trời chuyển lạnh. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra với những người có sức đề kháng kém, với trẻ nhỏ. Viêm họng là bệnh viêm nhiễm trong khoang họng. Khi bị viêm họng thì sẽ kèm theo những triệu chứng khác như sổ mũi, ho nhức đầu. Hàm có thể bị sưng, nổi hạch và giọng bị khàn. Các triệu chứng này thường kéo dài nhiều ngày liền.
Viêm họng là một loại bệnh không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu như không điều trị hết hẳn. Bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến qua giai đoạn mãn tính. Làm nhiều người bị các biến chứng khác như: Viêm amidan, viêm tai giữa, viêm thận hoặc viêm phổi, áp xe phổi…
>>>>>Bài viết liên quan:
Lưỡi nổi mụn thịt ở lưỡi do nhiệt miệng
Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm do virus gây ra, khiến hệ miễn dịch ở vùng niêm mạc miệng và ở lưỡi bị suy giảm. Khi bị nhiệt miệng, người bệnh sẽ có triệu chứng như:
- Lưỡi mụn mọc gây đau rát
- Bị đau khi nhai nuốt thức ăn
- Đau bụng, hệ tiêu hóa hoạt động kém
- Bị sụt cân, hay cáu gắt bất thường…
Nếu như bạn có chế độ ăn uống không đảm bảo và không khoa học. Khiến cơ thể dần bị thiếu chất sẽ tăng nguy cơ cao sẽ bị nhiệt miệng. Để phòng tránh bệnh bạn chỉ cần:
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
- Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng đề kháng.
- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
- Hạn chế để bản thân bị căng thẳng, stress kéo dài
Trẻ bị nổi mụn thịt do nấm lưỡi
Nấm lưỡi còn được biết đến là tưa lưỡi, bệnh này thường xảy ra ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Nấm men Candida albicans là loại nấm tồn tại trong cơ thể người, chỉ cần vệ sinh khoang miệng không sạch và khi sức đề kháng suy giảm thì loại nấm men này có cơ hội sinh sôi, phát triển để gây bệnh. Đặc điểm nổi bật của bệnh này là nổi mụn trắng ở lưỡi, miệng, trẻ bỏ bú và họng bị sưng,…
Cuống lưỡi nổi mụn thịt không đau – ung thư vòm họng
Theo các chuyên gia, cuống lưỡi nổi mụn thịt mà không đau thường sẽ là dấu hiệu của ung thư vòm họng. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Khi bị mắc bệnh này, người bệnh hầu như sẽ gặp các triệu chứng như: cơ thể bị mệt mỏi, cân nặng bị suy giảm nghiêm trọng và bị ho khan kéo dài…
Để biết được chính xác tình trạng cuống lưỡi nổi mụn thịt không đau có phải là bệnh ung thư vòm họng không thì người bệnh cần đi thăm khám sớm để có thể thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
IV. Mọc mụn dưới lưỡi chữa ở nhà được không?
Với những chia sẻ ở trên, có thể thấy tình trạng mọc mụn ở dưới lưỡi còn do nhiều bệnh lý khác gây ra và các bệnh lý đó đều rất khó chữa trị. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không được tự ý ở nhà chữa mọc mụn dưới lưỡi khi chưa được thăm khám. Tuy nhiên, để việc quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp tại sau nhà để hỗ trợ trong việc điều trị được hiểu quả:
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng thường xuyên.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách.
- Uống đủ nước mỗi ngày từ 2 lit trở lên
- Bổ sung thêm nhiều trái cây, nhất là các những loại quả vitamin.
- Không nên ăn các đồ ăn cay nóng, thức ăn có nhiều dầu mỡ
- Hạn chế sử dụng đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia hay thuốc lá
- Không được quan hệ bằng đường miệng với người khác.
V. Dưới lưỡi nổi mụn thịt điều trị như thế nào?
Dưới lưỡi nổi các cục mụn thịt thì điều trị như thế nào cho an toàn và hiệu quả? Đây là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm khi gặp hiện tượng này. Theo các bác sĩ da liễu, để biết chính xác tình trạng dưới lưỡi mọc mụn là do yếu tố sinh lý hay do bệnh lý gây ra. Trước hết, người bệnh cần đi thăm khám, căn cứ vào kết quả và mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị với phương pháp phù hợp. Với mỗi bệnh lý gây ra mụn dưới lưỡi sẽ có các cách điều trị khác nhau, cụ thể như:
- Bệnh do nhiễm trùng khoang miệng sẽ điều tị bằng các loại thuốc kháng sinh chuyên dụng.
- Đối với bệnh sùi mào gà gây nên mụn dưới lưỡi bằng các phương pháp Đông Tây y kết hợp, phương pháp ngoại khoa ALA-PDT hay áp lạnh.
- Điều trị các hiện tượng nổi mụn dưới lưỡi do mụn rộp sinh dục gây ra bằng liệu pháp cân bằng hệ miễn dịch gene sinh học…
Đây là những phương pháp điều trị lưỡi nổi mụn cho được hiệu quả cao nhất hiện nay. Do đó để phòng tránh các biến chứng do lưỡi nổi mụn ở lưỡi cũng như để biết nên sử dụng phương pháp điều trị nào. Thì người bệnh nên đi thăm khám sớm và điều trị kịp thời theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu như bạn đang sinh sống và làm việc tại TPHCM và đang gặp tình trạng lưỡi nổi mụn thịt đỏ nhưng chưa biết địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh ở đâu. Thì có thể tham khảo viện thẩm mỹ Anchee Clinic, đây là cơ sở khám và điều trị được các tình trạng mà bạn đang gặp phải, cũng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ đông đảo khách hàng.
>>>>>Có thể bạn quan tâm:
Lưu ý
Các bài viết của Anchee Clinic chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.