Khi bị mụn ở mông nên bôi loại nào? Sử dụng thuốc trị mụn mông có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau nhức và sưng tấy do mụn nhọt gây ra. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại thuốc nào cũng mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn. Dưới đây Anchee Clinic sẽ giới thiệu cho bạn Top 15 thuốc bôi trị mụn nhọt ở mông tốt mà bạn có thể tham khảo qua nội dung sau nhé.
I. Mụn nhọt là gì?
Mụn nhọt là các nốt mụn có kích thước khá lớn xuất hiện ở trên da, sưng đỏ và đau nhức dữ dội. Nhọt được hình thành do nang lông bị bít tắc, gây nhiễm trùng và lan rộng ra các vùng da xung quanh. Lúc này, tế bào bạch cầu sẽ di chuyển đến vùng da bị nhiễm trùng để chống lại các tác nhân gây hại, điều này làm cho nốt mụn bị sưng viêm và hình thành ra mủ bên trong. Mụn nhọt có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể nhưng thường xảy ra nhiều nhất tại các vùng da có nhiều lông, tóc hay dễ bị tích tụ nhiều mồ hôi như vùng nách, đùi, bẹn, cổ, khu vực sinh dục,…
Vùng mông là vị trí hay ngồi nên rất dễ đọng lại nhiều mồ hôi và bị ôm chặt bởi lớp quần áo. Vùng da này thường gặp tình trạng bí bách, dễ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây nên tình trạng mụn mọc ở mông. Khi bị mụn nhọt ở mông, không chỉ làm mất tính thẩm mỹ mà còn gây ra tình trạng đau nhức, phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày
Mụn nhọt ở mông thường có dạng mụn lớn, cứng và có mủ trắng bên trong. Khi mới xuất hiện, mụn nhọt chỉ sưng đỏ trên da, sau đó phát triển lớn dần phát triển lớn dần gây sưng viêm lan rộng kèm theo mủ trắng ở giữa, cuối cùng là vỡ ra và có máu chảy ra. Các chuyên gia cho biết, vi khuẩn Staphylococcus aureus chính là tác nhân gây ra mụn nhọt. Ngoài ra, nhọt cũng có thể hình thành nếu da bị tổn thương hoặc có vết thương hở. Hầu hết các nốt mụn nhọt thường lành tính và có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần khi mà mụn đã vỡ ra. Nhưng nếu là nhọt độc thì không nên chủ quan trong việc điều trị để hạn chế gây ra biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
Vi khuẩn là tác nhân chính gây nên mụn nhọt, vì thế mụn vẫn có thể dễ lây lan sang các vùng xung quanh hoặc lây qua người khác nếu như tiếp xúc trực tiếp. Khi bị mụn nhọt, bạn cần phải có hướng chăm sóc da đúng cách để giảm bớt tổn thương trên da và ngăn chặn lây lan mụn.
II. Nguyên nhân hình thành nên mụn nhọt
Như đã có nói, vi khuẩn Staphylococcus aureus chính là tác nhân dẫn đến mụn nhọt thường gặp nhất. Trên cơ thể người, vi khuẩn này được tìm thấy nhiều ở đường hô hấp trên và ở da. Nhưng cũng có trường hợp, mụn nhọt được hình thành khi da gặp tổn thương do những hoạt động hàng ngày hay khi bị côn trùng cắn. Dưới đây là một số yếu tố gây ra nguy cơ bị mụn nhọt để bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn:
- Tiếp xúc với người có mụn nhọt: Mụn nhọt do vi khuẩn gây hại tấn công và gây viêm. Ở trường hợp này, mụn nhọt có khả năng lây lan rất nhanh. Nếu như sống chung với người bị mụn nhọt hoặc tiếp xúc trực tiếp với họ thì sẽ có nguy cơ bị lây mụn.
- Bị các bệnh lý mãn tính: Mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường,… khiến hệ miễn dịch dễ bị suy yếu. Khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công sẽ không có khả năng miễn nhiễm và chống lại chúng. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ xâm nhập, nhiễm trùng và hình thành các nốt mụn nhọt.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Mụn cũng rất dễ xuất hiện ở những người có thói quen ăn uống không khoa học như ít ăn rau xanh và trái cây, chế độ ăn kiêng khắc nghiệt làm cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, ăn nhiều đồ ăn có hại,… Điều này khiến cho sức đề kháng suy giảm nhiều, tích tụ các độc tố trong cơ thể từ đó hình thành nên mụn nhọt.
- Do căng thẳng kéo dài: Với những người bị căng thẳng, stress kéo dài, khi có mụn nhọt rất dễ bị chuyển biến sang nặng. Căng thẳng sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Lúc này, chúng sẽ tích tụ lại từ đó hình thành mụn nhọt và chuyển biến nặng.
- Điều kiện sống không sạch: Mụn nhọt dễ hình thành với những người thường sống trong các môi trường như môi trường sống bị ô nhiễm, nguồn nước không sạch sẽ,…
- Dùng thuốc kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh khi điều trị bệnh trong một thời gian dài cũng là cơ hội cho mụn nhọt hình thành và phát triển.
III. Dấu hiệu nhận biết mụn nhọt
Theo các chuyên gia cho biết, mụn nhọt có rất nhiều loại khác nhau với những biểu hiện trên da cũng sẽ khác nhau. Thông thường, mụn nhọt sẽ là những nốt viêm cấp tính trên da và chứa mủ bên trong. Nhọt cũng dễ hình thành ở những người có cơ địa hay nhạy cảm hoặc sức đề kháng yếu. Về cơ bản, mụn nhọt có hai loại là nhọt lành tính và nhọt độc. Bạn có thể phân biệt hai loại mụn nhọt này qua các triệu chứng điển hình dưới đây:
*Nhọt lành:
- Nhọt lành có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể nhưng dễ gặp nhất là những vị trí thường xuyên đổ mồ hôi và nhiều lông.
- Vùng da hình thành mụn nhọt thường bị sưng đỏ, đau nhức, nếu quan sát bằng mắt thường thì sẽ thấy chúng có hình dạng như mụn trứng cá.
- Theo thời gian các nốt mụn này sẽ phát triển to dần có đường kính khoảng 5cm, vùng da xung quanh sẽ có hiện tượng sưng đỏ và có dịch mủ trong nốt mụn ngày càng nhiều hơn.
- Khi nhọt chín già, nhân mụn sẽ chứa đầy dịch mủ màu trắng vàng ở giữa nốt nhọt. Chúng rất dễ vỡ ra khi gặp có áp lực từ bên ngoài tác động lên.
- Khi vỡ mụn mủ sẽ chảy ra bên ngoài khiến nốt mụn xẹp dần. Đồng thời, triệu chứng đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể. Lúc này, chỉ cần chăm sóc vùng da đúng cách để phục hồi thương tổn do nhọt để lại là được.
* Nhọt độc:
- Nhọt độc thường hình thành từng nhóm, gây sưng đỏ, đau nhức dữ dội. Các nốt nhọt thường kết hợp với nhau tạo thành những ổ áp xe lớn ở bên dưới da.
- Nhọt độc có thể hình thành ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể cụ thể là các vùng da đổ nhiều mồ hôi, khu vực đùi háng, nách,…
- Điểm đặc biệt của nhọt độc là gây nhiễm trùng trên diện rộng và ăn sâu vào bên trong biểu bì. Nên sau khi điều trị khỏi vẫn có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
- Khi nhọt độc mới hình thành sẽ có các triệu chứng ngứa ngáy tại chỗ và gây đau nhức khắp cơ thể. Lúc này, da cũng trở nên yếu và dễ bị tổn thương hơn bởi các tác động bên ngoài.
- Ở những người có sức đề kháng suy yếu sẽ phải đối mặt với một vài triệu chứng toàn thân như bị sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết,…
Cần nhanh chóng đi đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bị mụn nhọt kèm theo các biểu hiện triệu chứng sau đây:
- Mụn nhọt xuất hiện ở những vị trí như trên mặt, hậu môn,…
- Nhọt có kích thước ngày càng lớn dần và gây đau nhức dữ dội.
- Cơ thể sốt cao nhiều lần, nổi mẩn đỏ khắp cơ thể.
- Vị giác thay đổi và nhịp tim rối loạn.
IV. Bị mụn nhọt có nguy hiểm không?
Đối với những trường hợp bị mụn nhọt lành tính thì bạn không cần quá lo lắng. Các nốt mụn sau khi hình thành sẽ tự vỡ ra và khỏi hẳn khoảng từ sau 1 – 2 tuần, đồng thời cũng sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nhưng nếu bị nổi mụn nhọt do vi khuẩn gây ra thì bạn cần chú ý trong việc chăm sóc da, hạn chế tình trạng vi khuẩn di chuyển ngược dòng vào máu gây nhiễm trùng lan rộng. Nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến nhiễm trùng máu đe dọa đến tính mạng. Một số biến chứng sẽ xảy ra khi nổi mụn nhọt độc mà bạn cần lưu ý là:
- Hình thành sẹo trên da: Những trường hợp khi bị nhọt độc sau khi hồi phục thường có thể để lại sẹo vĩnh viễn trên da. Điều này sẽ làm làn da của bạn trông rất mất thẩm mỹ. Lúc này, bạn có thể tìm đến các phương pháp khác để cải thiện như tiêm corticosteroid vào vết sẹo bị lồi, sử dụng thuốc để phá vỡ mô sẹo hay phẫu thuật thẩm mỹ xóa sẹo.
- Nhiễm trùng thứ cấp: Tình trạng này thường xảy ra khi mụn nhọt hình thành do vi khuẩn nhưng không được tiến hành chăm sóc da đúng cách sau khi mụn nhọt vỡ ra. Lúc này, nhiễm trùng ăn sâu vào biểu bì da và gây nên viêm mô tế bào. Một số dạng nhiễm trùng thứ cấp khác xảy ra khi bị mụn nhọt là nhiễm trùng máu, áp xe não, viêm khớp nhiễm trùng,… Nhiễm trùng thứ cấp là những biến chứng không quá phổ biến nhưng cần phải được điều trị đúng cách để hạn chế đe dọa đến tính mạng.
- Huyết khối xoang hang: Đây là biến chứng rất hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng nếu như bạn không xử lý kịp thời. Biến chứng huyết khối xoang hang thường xảy ra khi mụn nhọt làm nhiễm trùng máu và dẫn đến có các cục máu đông sau hốc mắt. Cục máu này gây áp lực lên não bộ và gây ra những triệu chứng như làm mắt sưng to và gây viêm, đau nhức mắt và đau đầu dữ dội.
>>>>Xem thêm:
V. TOP 15 loại thuốc bôi trị mụn nhọt ở mông tốt nhất
Những trường hợp bị mụn nhọt ở mông nghiêm trọng gây sưng to, đau nhức sẽ được bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra và kê đơn sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Dưới đây là một số thuốc bôi trị mụn nhọt ở mông tốt mà bạn có thể tham khảo.
Skin Fresh – Thuốc trị mụn nhọt ở mông tốt
Skin Fresh là sản phẩm trị mụn nhọt dạng xịt đầu tiên ở Việt Nam khi sử dụng công nghệ bào tử lợi khuẩn sống đa chủng ở dạng nước đầu tiên trên thế giới. Nhờ cơ chế sử dụng 6 tỷ Bào tử Bacillus để xịt trực tiếp lên bề mặt da, Skinfresh giúp giảm viêm, kháng khuẩn, sạch mụn rất hiệu quả, đồng thời giúp hình thành lớp màng bảo vệ và tái tạo lại da tự nhiên, cho da sáng khỏe hơn.
Công dụng:
- Giúp giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả, làm dịu nhanh các vết mụn tức thì.
- Tiêu diệt triệt để các vi khuẩn có hại ngay nốt mụn, giúp làm sạch sâu mụn mủ.
- Giúp lỗ chân lông trở nên thông thoáng hơn, loại bỏ nhân mụn.
- Hỗ trợ điều trị hiệu quả các loại mụn bọc, mụn trứng cá, mụn nhọt,… chỉ sau 7 ngày sử dụng.
- Hỗ trợ phục hồi và tái tạo làn da, giúp mờ thâm sẹo do mụn gây ra.
Cách dùng: Chuyển dung dịch lợi khuẩn từ ống nhựa cho vào bình xịt rồi sử dụng như sau:
- Đối với người đang bị viêm ngứa, nhiễm trùng da, xịt khoảng 2-3h/1 lần.
- Với người có nguy cơ bị viêm nhiễm thì xịt từ 2-3 lần/1 ngày.
- Lắc đều trước khi sử dụng thuốc.
Loại bỏ mụn nhọt ở mông với Kanzo Ukon mát gan thải độc
Kanzo Ukon – Genki Fami với công thức chiết xuất từ gan lợn, nghệ vàng, mầm súp lơ và các chất phụ gia, sinh tố, khoáng chất có công dụng ổn định tế bào gan, giải độc gan, hỗ trợ điều trị xơ gan và ức chế các phản ứng viêm,… giúp phòng ngừa cũng như loại bỏ các loại mụn nhọt rất hiệu quả.
Thành phần gồm có: Hến sông, nghệ vàng, gan lợn thủy phân, mầm súp lơ xanh.
Công dụng của viên uống Kanzoukon trong việc:
- Bảo vệ chức năng của gan
- Hỗ trợ tái tạo và phát triển các tế bào mới gan
- Giúp gan thanh lọc các độc tố, kháng viêm, tăng cường khả năng chống lại các bệnh dịch và vi khuẩn, virus.
- Giúp tiêu độc, giải trừ mụn nhọt hiệu quả.
Cách dùng: Uống 3 viên mỗi ngày sau mỗi bữa ăn hoặc uống ngay sau khi vừa uống rượu, bia.
Thuốc trị mụn nhọt ở mông Griseofulvin
Griseofulvin được điều chế dưới dạng là viên uống và dạng kem bôi da, dùng để điều trị các bệnh về da liễu, điển hình khi bị mụn nhọt. Griseofulvin có tác dụng chống lại vi khuẩn gây ra mụn và làm dịu da, giảm sưng tấy hiệu quả, ức chế vi khuẩn nấm gây viêm nang lông rất tốt.
Cách sử dụng:
- Đối với dạng uống: Uống từ 1 – 2 viên/ngày theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc theo hướng dẫn sử dụng.
- Đối với dạng bôi: Bôi lên vùng da mụn nhọt ngày từ 2 – 4 lần, mỗi lần bôi một lớp mỏng là vừa đủ.
Thuốc trị mụn ở mông hiệu quả Miconazole
Thuốc Miconazole có thành phần chính là Miconazole có tác dụng là kháng viêm, chống khuẩn vô cùng hiệu quả cho da, được rất nhiều người lựa chọn và sử dụng. Thuốc bôi trị mụn mông Miconazole có các thành phần chính như là: Aspergillus, Blastomyces, Clasdosporium, Microsporon, Paracoccidioides, Phialophora,… Thuốc có các hoạt tính kháng khuẩn mạnh hỗ trợ trong việc giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nên mụn rất tốt. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng chống nấm và viêm da, bảo vệ làn da khỏi tác động của vi khuẩn một cách triệt để.
Cách sử dụng: Vệ sinh vùng da mông bị mụn sạch sẽ, thoa thuốc lên vùng da từ 1 – 2 lần/ngày.
Thuốc bôi trị nhọt ở mông Clindamycin 1%
Thuốc bôi Clindamycin 1% là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid có tác dụng làm ức chế hoạt động của vi khuẩn gây ra mụn nhọt, giúp ngăn chặn quá trình hình thành protein vi khuẩn và giảm lượng dầu nhờn cũng như duy trì độ ẩm cho da.
Thành phần: Thành phần chính của thuốc bôi là Clindamycin hydrochloride – bào chế dưới dạng viên uống nén và dạng gel bôi.
Cách dùng: Thuốc kháng sinh Clindamycin 1% được dùng để điều trị tình trạng mụn nhọt ở mông trong các trường hợp nặng như.
- Vệ sinh sạch vùng da mông bị mụn, lau khô lại bằng khăn mềm
- Bôi lên một lớp mỏng bên ngoài da 2 lần/ngày
- Không nên sử dụng quá 12 tuần
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như nổi ban ngứa, gây lột da, buồn nôn, táo bón,…
Chống chỉ định:
- Thận trọng khi sử dụng cho những người bị các bệnh về gan, thận
- Phụ nữ có thai hay cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Không nên dùng đối với những người bị viêm đại tràng, viêm dạ dày
- Những người bị dị ứng với thành phần của thuốc.
Thuốc trị mụn nhọt Benzoyl peroxid CLEAN-CLEAR PERSAGEL10
Benzoyl peroxid là thuốc thuộc một nhóm thuốc chuyên kháng khuẩn và làm bong lớp sừng, rất có ích trong điều trị mụn trứng cá. Benzoyl Peroxide – gọi tắt là BP với cơ chế hoạt chất trị mụn mạnh mẽ có thể loại bỏ được các loại mụn từ nhẹ đến mụn nặng, bao gồm các mụn đầu đen, đầu trắng, mụn bọc hay mụn viêm đã sưng đỏ…
Công dụng chính: Khi tiếp xúc với da, BP sẽ chuyển hoá thành Benzoic Acid và Oxy, trong đó, liên kết giữa 2 nguyên tử Oxy rất mong manh và dễ bị đứt gãy để giải phóng các gốc tự do oxy có khả năng diệt được vi khuẩn mụn. Thuốc Benzoyl peroxid được dùng tại chỗ để:
- Điều trị hiệu quả các loại mụn trứng cá nhẹ hoặc vừa.
- Bổ trợ trong việc điều trị mụn trứng cá loại nặng và mụn có mủ.
- Điều trị những tổn thương trên da như lở loét do nằm lâu ngày.
Cách dùng: Để điều trị trứng cá, trước khi dùng phải rửa sạch và làm khô các vùng da bị mụn hoặc mụn mủ tại các vị trí như ở mông, mặt, cổ,… trên cơ thể. Bôi lên một lớp mỏng, ngày từ 1 – 2 lần. Tốt nhất là nên thoa kem trị mụn mông vào lúc đi ngủ để thuốc có tác dụng sau một đêm.
Cách sử dụng: Cần lắc kỹ trước khi dùng.
- Trẻ em: Bắt đầu dùng với nồng độ nhỏ nhất là 2,5% với một lớp mỏng, ngày bôi từ 1 – 2 lần.
- Lở loét do nằm lâu: Dùng thuốc xức chứa benzoyl peroxid 20% bôi từ 8 – 12 giờ/lần.
Để tránh trong việc BP gây kích ứng thì bạn dùng ở nồng độ thấp nhất là 2.5%. Vì kể cả dùng đến nồng độ cao 10% thì tác dụng cũng không nhiều hơn là mấy. Ngoài dạng gel sử dụng để chấm mụn thường thấy, bạn có thể sử dụng thêm các dạng sữa rửa mặt có chứa BP. Ở dạng này BP chỉ nên tiếp xúc với da khoảng 1 – 2 phút rồi rửa đi thì sẽ bớt kích ứng đi đáng kể. BP nên dùng vào mỗi buổi tối và chỉ nên sử dụng trên phần da bị mụn cho tới khi hết và không nên lạm dụng lâu dài.
Thuốc bôi trị nhọt ở mông Erythromycin 4%
Thuốc Erythromycin 4% là dạng kháng sinh thuộc nhóm macrolid, được dùng để điều trị các loại mụn nhọt do vi khuẩn gây ra, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nên sử dụng khi mụn mới hình thành. Đây là loại thuốc kháng sinh được dùng khá phổ biến, có tác dụng làm khô mụn nhọt, đẩy mụn nhọt lên nhanh chóng.
Thành phần: Trong 100 gram gel sẽ chứa 4g Erythromycin base và các tá dược khác như: butylhydroxytoluen, hydroxypropyl- cellulose và ethyl alcohol 95%.
>>>>Bài viết liên quan:
Cách dùng: Dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, nên sử dụng khoảng 1 – 3 tháng đến khi hết mụn nhọt.
- Sử dụng để thoa ngoài da và thoa từ 1 – 2 lần/ngày.
- Tránh để thuốc tiếp xúc vào niêm mạc, vùng da nhạy cảm hay các vết thương hở.
Tác dụng phụ: Dễ bị bắt nắng, gây khô da và bong tróc da nếu sử dụng lâu
Chống chỉ định:
- Những người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Những người bị các bệnh như viêm gan, rối loạn porphyrin
- Nên thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú
Thuốc bôi trị mụn ở mông an toàn Econazole
Thuốc trị mụn ở mông Econazole có tác dụng điều trị viêm da, nấm da, mụn nhọt hiệu quả. Thuốc Econazole có chứa thành phần: Clotrimazol, Ketoconazol, Miconazol. Econazole… Hỗ trợ trong việc loại bỏ các vi khuẩn gây mụn, giúp giảm sưng, tấy và làm nốt mụn mau lành hơn. Thuốc thúc đẩy nhân mụn phát triển, loại bỏ mụn và ngăn mụn quay trở lại tốt.
Sử dụng: Vệ sinh vùng da bị mụn sạch sẽ và thoa thuốc lên da mỗi ngày/một lần, chỉ nên thoa một lớp mỏng vừa đủ.
Thuốc bôi trị mụn nhọt ở mông Benzoyl peroxyd
Thuốc Benzoyl peroxide là thuốc kháng sinh thường chuyên dùng để điều trị mụn mủ, mụn bọc, mụn nhọt,… Thuốc có tác dụng làm giảm các gốc axit béo tự do có trong nang tuyến bã, chống lại vi khuẩn gây mụn nhọt và làm tiêu nhân mụn cũng như giảm nhờn hiệu quả. Đây là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong điều trị mụn nhọt, có thể mua tại các nhà thuốc.
Thành phần: Thành phần chủ yếu là Benzoyl peroxyd
Cách dùng:
- Sử dụng thuốc bôi trực tiếp lên vùng da đang bị nhọt 1 – 2 lần/ngày và bôi một lớp mỏng vừa đủ.
- Tránh để thuốc tiếp xúc với vùng mắt, môi và niêm mạc
Tác dụng phụ: Thuốc gây ra một số kích ứng như gây lột da, mẩn ngứa đối với làn da mỏng, dễ nhạy cảm, khiến da dễ bị bắt nắng.
Chống chỉ định:
- Không sử dụng cho những người bị mẫn cảm với peroxyde
- Thận trọng đối với phụ nữ có thai và cho con bú
Thuốc bôi trị nhọt ở mông Dapsone
Thuốc Dapsone là loại kháng sinh có tên thuốc Aczone, thuộc nhóm Sulfone thường được sử dụng để điều trị các loại mụn như: mụn nhọt, mụn bọc, mụn mủ và cả những trường hợp nặng. Dapsone có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, cải thiện các tình trạng mụn nhọt, sử dụng tình trạng ngắn hạn và dài hạn.
Thành phần: Thành phần chính là Dapsone
Cách dùng:
- Thuốc có thể điều trị tại chỗ, chỉ cần bôi một lớp thuốc mỏng trực tiếp lên da, đối với trường hợp nặng sử dụng với liều 25-50mg/ngày.
- Có thể sử dụng với những người có làn da nhạy cảm.
Tác dụng phụ: Có thể gây ra phát ban, khô và rát da
Chống chỉ định:
- Những người nhạy cảm với các thành phần của thuốc
- Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ đang có thai và cho con bú.
Kem bôi trị nhọt ở mông Azacne
Kem trị mụn Azacné ngoài hỗ trợ trong việc cải thiện mụn trứng cá, làm tan nhân mụn, tác động lên các nguyên nhân gây ra mụn, diệt khuẩn và còn giúp da thêm khỏe mạnh, tránh tình trạng tái phát mụn, không lo bị sẹo sau điều trị mụn.
Azacné là kem thảo dược với thành phần chính là dịch chiết Neem – là một dược liệu có nguồn gốc từ Ấn Độ với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt và làm liền sẹo mụn nhanh,…
Thành phần thuốc gồm:
- Dịch chiết Neem (Xoan Ấn Độ) 7%
- Dịch chiết lô hội 2%
- Dịch chiết sài đất 2%
- Dịch chiết ba chạc 2%
- Dịch chiết hoàng liên 1%
- Tá dược VĐ 25gram
- Dịch chiết Neem (Xoan Ấn Độ), (Azadirachta indica)
Công dụng:
- Trị hiệu quả mụn nhọt, ngăn ngừa mụn da
- Dưỡng ẩm da và làm dịu da
- Giữ cho làn da luôn mềm mại và mịn màng.
Cách dùng: Rửa sạch vùng da bị mụn nhọt bằng nước ấm, lấy khăn mềm lau khô trước khi thoa một lớp mỏng kem Azacné.
- Đối với mụn nhọt nặng bị viêm, phù nề, chốc lở, đinh râu,…: Nên thoa ngày 3 lần vào mỗi buổi sáng, trưa, và tối trước khi đi ngủ.
- Đối với mụn thông thường: Thoa ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Đối với các vết loét, vết thương do bỏng, đứt tay hoặc các vết sẹo: Thoa từ 1-2 lần vào các buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Thuốc bôi trị mụn nhọt ở mông Acid Azelaic
Thuốc Acid Azelaic thuốc nhóm axit cacboxylic, thường được dùng trong điều trị mụn nhọt ở mức độ trung bình. Thuốc có tác dụng chống vi khuẩn tụ cầu gây ra mụn nhọt ở mông, giúp tái tạo tế bào mới, giữ cho lỗ chân lông được thông thoáng.
Thành phần gồm có: Azelaic acid nguồn gốc tự nhiên, có trong các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì,…
Cách sử dụng:
- Sau khi làm sạch da, thoa thuốc khoảng 2 lần/ngày và xoa đều, nên sử dụng để bôi hàng ngày
- Nếu bị kích ứng thì giảm xuống 1 lần/ngày hoặc có thể tạm ngừng
- Chỉ nên bôi ngoài da, tránh để tiếp xúc vào mắt, mũi và miệng
Chống chỉ định:
- Những người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc
- Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Tác dụng phụ: Gây kích ứng làm đỏ, gây ngứa và nóng bừng khi mới sử dụng.
Thuốc trị mụn nhọt ở mông – Aczone Dapsone 5%
Nhóm thuốc trị mụn nhọt Dapsone được sử dụng phổ biến trong việc chữa trị mụn bọc, mụn mủ, mụn nhọt. Trong đó thuốc thuộc nhóm Dapsone có Aczone thường được chỉ định cho những trường hợp mụn nặng. Nhóm thuốc sử dụng để bôi trực tiếp vào những vùng da bị tổn thương giúp giảm nhẹ các triệu chứng như đau nhức, viêm mủ, sưng tấy.
Thành phần: Thành phần chính trong thuốc là Dapsone
Công dụng:
- Thuốc háng sinh có thể điều trị hiệu quả tình trạng bị mụn nhọt, mụn mủ, mụn bọc.
- Giúp điều trị tình trạng viêm nhiễm ở vùng da mông với cơ chế kháng khuẩn, tiêu viêm tốt
Cách dùng
- Thuốc có công dụng điều trị tại chỗ, bôi lớp mỏng trực tiếp lên da, trường hợp bị nặng sử dụng liều lượng khoảng 25-50mg/ngày.
- Có thể sử dụng được cho những người có làn da nhạy cảm khi không thể dung nạp các loại thuốc trị nhọt thông thường khác.
Gel trị mụn nhọt ở mông DUAC
Kem trị mụn Duac là sự kết hợp từ clindamycin – một loại kháng sinh đặc trị mụn và benzoyl peroxide – một chất kháng khuẩn tốt cũng có khả năng trị mụn. Sự kết hợp của 2 thành phần này sẽ giúp đem lại hiệu quả là tiêu diệt gần như hoàn toàn các vi khuẩn gây mụn có trên da và trong lỗ chân lông, nhờ đó mà làn da sẽ nhanh khỏi mụn hơn.
Thành phần gồm: Clindamycin 1%, Benzoyl peroxide 5%
Công dụng:
- Duac có ưu điểm vượt trội hơn các loại thuốc trị mụn khác đó là tốc độ chữa trị mụn nhanh chóng hơn. Người sử dụng có thể giảm được đến 50% mụn sau 2 tuần sử dụng Duac.
- Duac có khả năng trị được hết cho nhiều mọi loại mụn nhưng lại có hiệu quả nhất đối với mụn mủ hơn là mụn đầu trắng và mụn đầu đen.
Cách dùng:
- Bạn thoa thuốc 1 lần/mỗi ngày vào vùng da đang bị mụn.
- Một số trường hợp cần dùng thuốc từ 4 – 6 tuần mới có kết quả
Kem trị mụn nhọt Retacnyl tretinoin CREAM 0,05%
Retacnyl Tretinoin Cream được dùng để điều trị, kiểm soát và phòng ngừa tình trạng, triệu chứng các loại mụn như mụn nhọt, mụn trứng cá… và giúp cải thiện làn da của bạn
Công dụng: Công dụng của kem Galderma Retacnyl Tretinoin 0,025% 0,05% 30g
- Điều trị mụn nhọt (mụn trứng cá).
- Trị nếp nhăn
- Da khô, vết sần sùi và vết sưng nhỏ ở trên da
- Ung thư bạch cầu và các tình trạng khác khi sử dụng của Kem Retacnyl.
Cách dùng:
- Thực hiện theo hướng dẫn sử dụng đã được bác sĩ cho biết kèm theo thông tin.
- Sử dụng tốt nhất vào mỗi buổi tối
- Rửa tay sạch trước và sau khi sử dụng.
- Làm sạch vùng da mụn trước khi sử dụng.
- Đảm bảo da khô ráo trước khi thoa sản phẩm lên da
- Đợi khoảng 20 đến 30 phút cho da khô hẳn
- Thoa 1 lớp mỏng lên vùng da cần điều trị thật nhẹ nhàng.
VI. Những lưu ý khi sử dụng thuốc bôi trị mụn nhọt
Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để chữa trị mụn nhọt ở mông bạn cần tuân theo đúng chỉ định để thuốc có thể phát huy tối đa các công dụng, để không gây hại cho cơ thể. Dưới đây là một số điều mà bạn cần phải lưu ý để trong quá trình điều trị mụn nhọt mang lại hiệu quả tốt hơn:
- Tuân theo sự chỉ định của bác sĩ: Hầu hết các loại thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng phụ cao, nếu điều trị theo phương pháp này bạn cần làm đúng và nghe theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
- Dùng thử thuốc trước: Bạn nên thử bôi thuốc lên vùng cổ tay để kiểm tra phản ứng của làn da, nếu không có dấu hiệu bị dị ứng, kích ứng bạn có thể sử dụng để bôi lên vùng da bị nhọt ở mông.
- Kiên trì sử dụng: Bạn cần kiên trì sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Tuân theo chỉ định của thuốc: Ở mỗi loại thuốc sẽ có những lưu ý khác nhau, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng để tránh phải bị tác dụng phụ của thuốc gây.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Khi sử dụng thuốc, bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để tránh gây ra tương tác với thuốc. Nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế sử dụng các chất kích thích.
Bài viết trên thẩm mỹ Anchee Clinic đã tổng hợp và chia sẻ cho Top 15 loại thuốc trị mụn nhọt ở mông tốt nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo. Đây đều là những sản phẩm chất lượng được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, trước khi tiến hành sử dụng loại thuốc trị mụn bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý dùng để tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
>>>>Có thể bạn quan tâm:
Lưu ý
Các bài viết của Anchee Clinic chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
- Sau Khi Tẩy Nốt Ruồi Kiêng Gì? Kiêng & Nên Ăn Trong Bao Lâu?
- Xóa Xăm Mí Mắt Giá Bao Nhiêu? Không ĐAU – Không SẸO [2024]
- Top 15+ Spa Quận 3 Tphcm: Chất Lượng – Tốt Nhất – Giá Rẻ 2023
- Dịch Vụ Tắm Trắng Phi Thuyền Quy Trình Tắm Trắng Tại Anchee Clinic
- Tiêm Sẹo Lồi Bao Lâu Xẹp? Tiêm Mấy Lần Xẹp? Giá Bao Nhiêu? 2023