Phun môi là biện pháp giúp bạn giải quyết những nhược điểm của môi như môi thâm sạm bẩm sinh, lâu năm, môi khô, nứt nẻ, … Tuy nhiên, để có một đôi môi đẹp tự nhiên sau phun ngoài việc tìm cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng, chăm sóc môi đúng cách thì chế độ ăn uống sau phun cũng là một vấn đề quan trọng. Vậy sau phun môi có được ăn mì tôm không? Những loại thực phẩm nên kiêng sau phun môi là gì? Trong bài viết dưới đây, viện thẩm mỹ Anchee Clinic đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này, hi vọng có thể giúp ích được cho bạn!
I. Vì sao sau phun môi bạn phải kiêng cữ cẩn thận
>>>>>>Xem thêm: phun môi có phải uống thuốc kháng sinh không
Như chúng ta đã biết, phun môi là phương pháp làm đẹp xâm lấn, các kỹ thuật viên sẽ sử dụng bút phun có đầu kim siêu nhỏ để đưa mực vào sâu bên trong lớp thượng bì của da môi.
Mặc dù phun môi hiện đại hơn nhiều phương pháp làm đẹp môi khác, không gây ra những tổn thương lớn. Tuy nhiên vì tác động trực tiếp vào môi nên phương pháp này vẫn để lại những tổn thương li ti.
Vì vậy, sau phun môi để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn, không bị nhiễm khuẩn dẫn đến nhiễm trùng và môi lên màu đẹp, đúng ý thì bạn nên tuân thủ chăm sóc môi đúng cách theo lời của bác sĩ, kiêng những loại thực phẩm ảnh hưởng xấu tới môi trong thời gian này.
Vậy sau phun môi có được ăn mì tôm không?
II. Sau khi phun môi có được ăn mì tôm không?
Theo các chuyên gia của viện thẩm mỹ Anchee Clinic, vì mỳ tôm là một loại thức ăn nhanh phổ biến, trong mì tôm chứa rất nhiều chất béo, không tốt cho sức khỏe của người ăn gây ra các bệnh về tim mạch, sỏi thận, …
Ngoài ra, mì tôm còn gây ra tình trạng nóng trong người, làm chậm quá trình hồi phục của môi sau phun môi, để có kết quả phun môi tốt nhất.
>>>>>>Đọc thêm: phun môi collagen
Chính vì thế, sau khi phun môi, bạn cần hạn chế ăn mì tôm, thời gian này, bạn cần ăn những loại thức ăn có thể bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp môi hồi phục nhanh hơn. Bạn không nên ăn mì quá 2 lần trong 1 tuần, đồng thời ăn kèm những loại thực phẩm như rau, thịt để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
III. Phun môi bao lâu thì được ăn mì tôm
Phun môi bao lâu thì được ăn mì tôm? Đây là câu hỏi mà Anchee Clinic nhận được rất nhiều từ các bạn, theo các chuyên gia thì thời gian kiêng mì tôm sau phun sẽ phù thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Nếu cơ địa của bạn nhanh lành vết thương, khả năng hồi phục cao thì có thể kiêng mì tôm từ 1 tuần đến 2 tuần. Còn nếu cơ địa lâu hồi phục vết thương, bạn phải kiêng mì tôm từ 1 tháng đến 2 tháng.
IV. Những loại thực phẩm bạn phải kiêng sau khi phun môi
Để quá trình hồi phục môi diễn ra nhanh hơn, môi sau phun lên màu đẹp hơn thì ngoài mì tôm, theo các chuyên gia bạn còn phải kiêng những loại lực phẩm sau:
Các loại thịt gồm: thịt bò, thịt gà
Trong các loại đồ ăn bạn cần phải kiêng thì thịt bò, thịt gà là loại đầu tiên cần phải kiêng tuyệt đối đó ạ! Mặc dù trong các loại thịt này chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, tuy nhiên với đặc tính nóng, dễ gây dị ứng, không những thế, thịt bò còn tăng khả năng gây thâm môi sau phun.
Vì thế, để có một đôi môi căng bóng, hồng hào, tràn đầy sức sống sau phun thì bạn cần kiêng ăn những loại thịt này ít nhất 1 tháng sau phun nhé!
Rau muống
Tiếp theo những thực phẩm bạn nên kiêng sau phun môi đó là rau muống, bởi trong rau muống chứa nhiều thành phần không tốt cho vết thương hở, dễ gây nên tình trạng sưng đỏ, sẹo lồi tại vết thương.
Đồ nếp
Sau phun môi để tránh ảnh hưởng xấu tới môi, bạn phải kiêng ăn xôi hoặc các loại đồ ăn như kem, bánh, … được làm từ nếp vì đồ nếp rất nóng, dễ gây sưng tấy, mưng mủ.
Hải sản
Không những thế, chính vì trong hải sản cũng chứa rất nhiều thành phần dễ gây kích ứng, ngứa ngáy, … không tốt cho môi mới phun nên trong thời gian sau phun môi, bạn nên kiêng ăn hải sản để có một đôi môi đẹp.
Thức ăn nhanh
>>>>>>Bài viết liên quan: phun môi collagen màu nào đẹp
Ngoài ra, sau phun môi bạn cũng cần hạn chế ăn những loại thức ăn nhanh có trên thị trường, bởi tính chất của thức ăn nhanh là chứa nhiều chất béo, nóng, không tốt cho quá trình hồi phục của môi sau phun.
Đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê
Những đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, … cùng gây ảnh hưởng xấu tới quá trình hồi phục của môi sau phun, vì vậy bạn nên kiêng những loại thức uống này sau phun môi.
V. Những loại thực phẩm bạn nên ăn sau phun môi
Để có một đôi môi đẹp sau khi phun, ngoài kiêng một số loại thực phẩm trên thì bạn cũng cần bổ sung nhiều những thức ăn sau:
- Ăn nhiều trái cây như dứa, cam, quýt, … để bổ sung nhiều vitamin C, giúp cho da đẹp, tăng khả năng kháng khuẩn và môi hồi phục nhanh hơn.
- Ăn nhiều ra xanh, bởi trong rau xanh chứa nhiều dưỡng chất giúp da đẹp, hồi phục môi nhanh.
- Sữa chua cũng giúp tăng sinh lợi khuẩn, giúp kháng viêm, tăng sức đề kháng sau phun môi.
- Cần uống đủ nước, mỗi ngày cần bổ sung từ 2 lít – 2,5 lít.
VI. Cách chăm sóc môi sau phun
Theo các chuyên gia của thẩm mỹ viện Anchee Clinic, ngoài kiêng ăn mì tôm và những loại thực phẩm không tốt cho quá trình hồi phục, bổ sung những dưỡng chất cần thiết thì bạn cũng nên chú ý tới quá trình chăm sóc môi sau khi phun. Bạn cần:
>>>>>>Bài viết cùng chủ đề: phun môi đẹp
- Sau khi phun bởi môi lúc này đang có nhiều vết thương hở nên bạn cần phải che chắn môi thật kỹ, không để môi tiếp xúc với bụi bẩn hoặc tia UV.
- Vệ sinh môi bằng nước muối sinh lý.
- Không được tự ý chăm tay lên môi.
- Trong 1 – 2 ngày đầu sau phun, bạn không được để môi tiếp xúc trực tiếp với nước.
- Để môi bong tự nhiên, không được tự ý dùng tay bóc vảy.
- Nếu môi xuất hiện các trường hợp như nhiễm trùng, nổi mụn, sưng tấy thì cần gặp trực tiếp bác sĩ để được hướng dẫn cách giải quyết nhé!
>>>>>>Tìm hiểu thêm: phun môi không lên màu
Vậy phun môi có được ăn mì tôm không? Đến đây bạn đã trả lời được câu hỏi này rồi đúng không ạ! Nếu bạn còn thắc mắc về những vấn đề xung quanh dịch vụ phun môi hoặc muốn tìm cho một một thẩm mỹ viện uy tín, chất lượng thì hãy liên hệ ngay cho Anchee Clinic thông qua số điện thoại: 0945.705.000 hoặc 0909.624.283 để được đội ngũ nhân viên nhiệt tình tư vấn nhé!
Lưu ý
Các bài viết của Anchee Clinic chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.