Tình trạng mụn nhọt xuất hiện ở lưng là một biểu hiện thường gặp của những người đang gặp phải tình trạng nhiễm vi khuẩn Staphylococcus. Tuy nhiên triệu chứng này còn được biết là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về da liễu khác. Vì vậy, trước khi áp dụng các biện pháp điều trị thì bạn cần xác định rõ nguyên nhân cụ thể gây mụn. Dưới đây chính là những chia sẻ của viện thẩm mỹ AnChee Clinic về vấn đề Mụn nhọt ở lưng: Dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé
I. Điểm khác biệt giữa mụn thường và mụn nhọt là gì?
Mụn nhọt ở lưng là triệu chứng chung của các tổn thương tại vùng da có mủ, nhọt thường trú ngụ nhiều tại các nang lông. Trong đó, vùng da bị nổi nhọt hay có xu hướng xuất hiện các quầng đỏ/ hồng ở chân, khi sờ vào sẽ có cảm giác nóng ấm và đau nhức.
Triệu chứng nhọt nói chung và tình trạng mụn nhọt ở lưng nói riêng thì đa số đều xuất hiện bởi có sự hình thành của các khối viêm cấp tính do liên cầu, tụ cầu gây ra. Tình trạng mụn nhọt cũng thường bị nhầm lẫn với mụn nội tiết thông thường. Tuy nhiên mụn nhọt mọc ở lưng sẽ có khối trắng ở giữa (mủ), sờ vào thấy mụn cứng và mọc tràn lan trên khắp diện tích của lưng.
Mụn nhọt có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là ở trẻ em, người có làn da nhạy cảm, người thường xuyên sử dụng bia rượu, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp xuất hiện nhọt sau khi bị mụn mủ do nhiễm trùng, bội nhiễm khi nặn mụn không cẩn thận gây ra.
Tương tự như mụn thông thường, thì mụn nhọt mọc ở lưng cũng có thể lây lan sang những vùng da lân cận. Điều này thường xảy ra khi người bệnh vô tình làm vỡ nốt nhọt, khiến cho dịch mủ bị lan ra và cũng làm cho chỗ mụn bọc bị nhiễm trùng.
II. Mụn nhọt ở lưng có gây nguy hiểm không?
Bởi vì mụn nhọt là một triệu chứng khá là thường gặp cho nên thông thường mọi người ít khi quan tâm đến việc điều trị ngay từ ban đầu. Khi bị mụn nhọt nếu không sớm chữa trị thì các cầu khuẩn sẽ gây hoại tử lỗ chân lông, tình trạng này nếu xuất hiện trên diện rộng cũng sẽ khiến cho người bệnh bị rụng tóc, rụng lông thành từng mảng.
>>>Xem thêm:
Lúc ban đầu thì mụn nhọt trên lưng chỉ là những nốt đỏ nổi sần sùi, tuy nhiên càng gãi sẽ càng khiến cho mụn càng lan rộng ra. Kèm theo đó là cảm giác ngứa rát, quanh vùng da có nhọt đỏ và sưng tấy. Nghiêm trọng hơn là khi nốt nhọt đó có mủ vàng và có ngòi, tình trạng này cũng cảnh báo nguy cơ bị viêm mạch bạch huyết. Trong trường hợp nếu người bệnh nặn mụn, thì các hạch bạch huyết cũng sẽ vỡ ra và gây nhiễm trùng lan rộng sau đó dẫn đến bội nhiễm.
Những dấu hiệu của tình trạng mụn nhọt trên lưng cũng có thể gây bội nhiễm và gây ra những bệnh lý khác như: đinh râu, hậu bối (bệnh than ngoài da), nang lông sưng nề có mủ… Khi nhọt vỡ, nếu không chú ý mà điều trị sai cách thì cũng có thể gây nhiễm trùng máu, làm tăng khả năng biến chứng thành viêm mủ màng tim, áp-xe phổi, viêm tủy xương đều là những biến chứng nguy hiểm khi bị nhiễm trùng.
III. Mụn nhọt mọc ở lưng là dấu hiệu của bệnh gì?
Mụn nhọt là thuật ngữ thường dùng để đề cập về tổn thương trên da có mủ tại nang lông. Vùng da bị nổi mụn nhọt thường có xu hướng xuất hiện các nốt đỏ/ hồng ấm nóng và gây đau nhức.
Mụn nhọt ở lưng được biết đến là triệu chứng chủ yếu do vi khuẩn Staphylococcus xâm nhập vào bên trong da hoặc xuất phát từ những tình trạng da liễu khác như viêm nang lông, mụn trứng cá, viêm tuyến mồ hôi mưng mủ,…
Nhọt
Nhọt được biết đến là tổn thương trên da thường gặp nhất. Mụn nhọt xuất hiện ở lưng có thể là hệ quả của việc mồ hôi bị tích tụ, dẫn đến tình trạng vi khuẩn sinh sôi và phát triển nên mới gây mủ.
Nhiễm tụ cầu vàng
Nhiễm tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) là tình trạng làn da của người bệnh bị nhiễm trùng do tụ cầu vàng gây ra. Vi khuẩn này sẽ thông qua các vết cắt, vết trầy xước nhỏ, sau đó đi vào da và gây nên tình trạng viêm, tụ mủ.
Tình trạng mụn nhọt do nhiễm trùng tụ cầu vàng thường sẽ có mức độ nặng nề hơn so với mụn nhọt thông thường. Bên cạnh đó mụn nhọt do tụ cầu vàng gây ra cũng sẽ có kích thước lớn và gây đau nhức hơn so với thông thường.
Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ
Bệnh lý viêm tuyến mồ hôi mưng mủ là căn bệnh mãn tính, thường sẽ xuất hiện chủ yếu ở các khu vực tiết nhiều mồ hôi như lưng, cổ, nách,…
Hiện tại thì bệnh lý này vẫn chưa có phương pháp để điều trị dứt điểm được. Do đó người bệnh cần phải điều trị để làm giảm tổn thương, cũng như ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy đến.
Viêm nang lông
Tình trạng viêm nang lông cũng là một dạng nhiễm trùng ở da, viêm nhiễm xuất hiện chủ yếu ở những vị trí có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Các nang lông sẽ xuất hiện tình trạng ứ đọng mồ hôi, bụi bẩn, do đó mà vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm. Các nốt mụn do viêm nang lông gây ra thường có kích thước nhỏ và số lượng lớn hơn so với thông thường.
Mụn trứng cá ở lưng
Mụn trứng cá xuất hiện ở lưng được biết là hệ quả do rối loạn nội tiết và hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn gây nên. Do tình trạng bị ứ đọng bụi bẩn và bã nhờn ở lỗ chân lông mà vi khuẩn P.acnes cũng dễ dàng phát triển và gây ra tình trạng sưng viêm. Đặc biệt với những trường hợp bị mụn trứng cá nghiêm trọng, thì mụn nhọt cũng có thể xuất hiện với kích thước lớn hơn gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
IV. Cách trị mụn nhọt ở lưng
Mụn nhọt ở lưng được biết đến là tình trạng phổ biến nhất, xuất hiện nhiều ở cả người lớn và trẻ em. Vì vậy để lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp nhất, thì trước hết bạn cần xác định mức độ tổn thương của da và vi khuẩn gây bệnh.
Thuốc bôi trị mụn nhọt ở lưng
Phổ biến nhất chính là thuốc bôi, vì được sử dụng khá nhiều trong điều trị mụn nhọt ở lưng vì có chức năng giúp kháng khuẩn, giữ cho làn da thông thoáng, loại bỏ mồ hôi và bã nhờn ứ đọng trong lỗ chân lông.
Các loại thuốc bôi thường được dùng để điều trị mụn nhọt ở lưng, bao gồm:
- Axit salicylic: Thuốc này có tác dụng giúp làm sạch, giữ cho làn da được thông thoáng hơn, đồng thời cũng hạn chế tốt hoạt động tiết bã nhờn của lỗ chân lông. Thuốc có chứa thành phần axit salicylic có khả năng sát khuẩn nhẹ và ngăn ngừa bội nhiễm.
- Beprosone: Loại thuốc này có chứa một hoạt chất đặc biệt đó là Betamethasone (hoạt chất chống viêm và giảm đau tại chỗ). Vì thuốc Beprosone không chứa hoạt chất kháng khuẩn nên chỉ phù hợp với những người có tình trạng tổn thương da mãn tính như viêm tuyến mồ hôi mưng mủ và viêm nang lông.
- Gentamicin 0.3%: Trong thuốc bôi Gentamicin 0.3% có chứa hoạt chất Gentamicin – thuộc nhóm kháng sinh aminoglycoside. Hoạt chất này khá là nhạy cảm với các khuẩn gây bệnh thường gặp trên da như Staphylococcus saprophyticus, tụ cầu vàng,…
- Erythromycin 2%: Bên trong loại thuốc này có chứa thành phần kháng sinh – Erythromycin. Thuốc thường được sử dụng để điều trị cho tình trạng viêm da có mủ bởi vi khuẩn gây ra.
- Tretinoin cream 0.025 – 0.05%: Tretinoin cream được sử dụng nhiều trong trường hợp người bệnh bị viêm da có mủ. Tretinoin có tác dụng hỗ trợ tốt trong việc mở các nang bít tắc – những nang này được tạo thành từ bụi bẩn và vi khuẩn. Vì vậy việc sử dụng thuốc bôi Tretinoin cũng có thể làm giảm nhanh hiện tượng sưng viêm và loại bỏ được các nốt mụn nhọt ở lưng.
Theo nghiên cứu thì hầu hết những loại thuốc điều trị mụn nhọt ở lưng đều gây ra tình trạng khô, rát và bong tróc da. Vì vậy bạn nên sử dụng phối hợp với cả kem dưỡng ẩm để hạn chế xuất hiện những tình trạng trên.
Dùng thuốc uống
Thuốc uống thường được dùng trong trường hợp mụn nhọt ở lưng có kích thước lớn, lúc này bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc kháng sinh đường uống.
Những loại kháng sinh thường dùng để ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng da như Amoxicillin, Cephalexin, Cefuroxim, Oxacillin,…
Nếu tình trạng mụn nhọt gây đau nhức cơ và tăng thân nhiệt, thì bạn có thể lưu ý và sử dụng phối hợp với thuốc giảm đau, hạ sốt như: Diclofenac, Acetaminophen, Naproxen,… để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.
V. Các phương pháp trị mụn nhọt ở lưng theo dân gian
Ngoài ra việc chữa mụn nhọt không chỉ có các loại thuốc bôi ngoài da, mà trong dân gian còn lưu truyền rất nhiều các phương pháp chữa mụn nhọt khác ở lưng như: nha đam, tinh bột nghệ và tinh dầu tràm. Những phương pháp chữa trị này tuy rẻ tiền nhưng cũng mang đến những cải thiện khá là tích cực trong việc điều trị mụn nhọt ở giai đoạn đầu.
Chữa mụn nhọt ở lưng bằng nha đam
Người bệnh cần phải chuẩn bị nha đam tươi, hoặc gel nha đam để bôi lên các nốt mụn nhọt và phải để trong khoảng 15 – 30 phút. Sau đó sẽ phải rửa lại vùng mụn với nước ấm để rửa sạch nha đam. Vì trong nha đam có chứa nhiều thành phần vitamin C, vitamin A, vitamin B1, B2… cùng nhiều vi khoáng khác, đều có tác dụng giúp bảo vệ làn da khỏe mạnh. Ngoài ra trong nha đam cũng còn chứa nhiều các chất kháng viêm, giảm sưng, cực kì lành tính và có thể sử dụng với mọi đối tượng kể cả những người có làn da mẫn cảm nhất.
Ngoài ra, để làm tăng hiệu quả và lọc độc tố trong cơ thể thì người bệnh nên kết hợp với việc sử dụng thêm những món ăn từ nha đam tươi. Người bệnh có thể trộn nha đam chung với mật ong và đường phèn để dùng mỗi ngày. Các món ăn này đều có tính mát, có tác dụng giúp se khít lỗ chân lông và phòng tránh sự phát triển của mụn mủ, mụn nhọt và mụn trứng cá nói chung.
Chữa mụn nhọt ở lưng bằng tinh bột nghệ
Hoạt chất curcumin có trong tinh bột nghệ đã được các chuyên gia chứng minh là có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm tự nhiên. Chính điều này cũng giúp ngăn ngừa được sự hình thành và phát triển của vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ta tình trạng mụn nhọt ở lưng.
Ngoài ra người bệnh còn có thể sử dụng tinh bột nghệ kết hợp với mật ong để bôi ngoài da. Hỗn hợp này có tác dụng giúp làm tăng sinh tế bào, kích thích hình thành collagen tự nhiên và làm liền da nhanh chóng. Tinh bột nghệ còn được đánh giá khá cao vì an toàn với cả trẻ nhỏ, thay vì chỉ dùng mật ong không thì phụ huynh có thể dùng chung với nước ấm thay thế để điều trị mụn nhọt cho trẻ.
>>>Bài viết liên quan:
Chữa mụn nhọt ở lưng bằng tinh dầu tràm
Sử dụng tinh dầu tràm để điều trị mụn nhọt cũng mang lại hiệu quả sát khuẩn hữu hiệu. Dầu tràm được biết đến là tinh chất có thể hỗ trợ kháng viêm, giảm thâm và đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng viêm nhiễm ngoài da nói chung. Để thực hiện phương pháp này thì người bệnh chỉ cần thoa 2 – 3 giọt tinh dầu tràm tràm lên nốt mụn, đặc biệt cẩn phải thực hiện liên tục mỗi ngày 4 – 5 lần sau khi tắm. Các cồi mụn sẽ nhanh chóng bị đẩy lên tự nhiên, dược chất dịu nhẹ có trong tinh dầu tràm cũng giúp giảm đau và sưng đỏ hiệu quả.
Khuyến cáo không nên sử dụng dầu tràm cho những đối tượng có làn da mẫn cảm và trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Sử dụng đều đặn từ 2 – 3 lần trong ngày và cách đều 3 – 4 tiếng thì sẽ mang lại hiệu quả an toàn hơn cho người bệnh.
VI. Biện pháp chăm sóc mụn nhọt ở lưng
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị mụn nhọt ở lưng, bạn cần áp dụng thêm một số biện pháp chăm sóc để nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa mụn tái phát.
Các biện pháp giúp chăm sóc và hỗ trợ điều trị mụn nhọt ở lưng gồm:
- Tránh cào, gãi hoặc ma sát mạnh lên những khu vực có nhọt. Bởi những hoạt động này có khả năng tác động xấu khiến da bị tổn thương, tăng nguy cơ bội nhiễm, gây đau nhức và chảy máu.
- Tắm rửa mỗi ngày và thường xuyên vệ sinh da để loại bỏ bã nhờn, mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn và giúp giữ cho da luôn sạch sẽ.
- Để giảm đau và cải thiện tình trạng nóng rát do các nốt mụn nhọt, bạn có thể chườm lạnh lên những khu vực nổi mụn trong 15 phút.
VII. Phương pháp ngăn ngừa tình trạng mụn nhọt ở lưng tái phát
Tuyến mồ hôi ở lưng thường phát triển rất mạnh, do đó nên rất dễ gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông và tái phát mụn nhọt nếu không có phương pháp vệ sinh hợp lý. Việc mụn nhọt ở lưng tái phát nhiều lần cũng có thể để lại các vết thâm và sẹo kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu trên lưng.
Để phòng ngừa tình trạng mụn nhọt tái phát, thì bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Giữ gìn vệ sinh cho làn da của mình đúng cách, phải thường xuyên vệ sinh da và tắm rửa kĩ càng mỗi ngày.
- Ưu tiên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thông thoáng và có chất liệu mềm mịn giúp cho việc thấm hút mồ hôi dễ dàng hơn.
- Vào những lúc có thời tiết nóng ẩm thì cần hạn chế tối đa việc thực hiện các hoạt động về thể chất, vận động có cường độ mạnh.
- Tránh dùng tay để sờ, nặn hoặc thực hiện một số hành động khác nhằm tiếp xúc trực tiếp với các nốt mụn nước, mụn mủ của bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm.
- Đồ dùng cá nhân như (khăn tắm, khăn mặt, bàn chải…) cũng cần phải được giữ gìn kỷ và sử dụng riêng. Vì điều này chắc chắn sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn từ người khác.
- Đặc biệt không cào, gãi lên bất kỳ một vùng da nào. Bởi hành động này cũng có thể gây ra tình trạng trầy xước ở da, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong da và phát sinh tình trạng nhiễm trùng. Trong trường hợp bị ngứa ngáy, bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu tràm trà hoặc một số loại tinh dầu tự nhiên khác để cải thiện.
Tình trạng mụn nhọt ở lưng cũng sẽ thuyên giảm khá nhiều sau 5 – 10 ngày điều trị. Tuy nhiên nếu trên da xuất hiện những nốt mụn nhọt có kích thước lớn, đi kèm với triệu chứng khác như sốt cao, mệt mỏi, buồn nôn, đau nhức… bạn không nên tự ý điều trị tại nhà. Mà trong trường hợp này, bạn cần phải nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ phù hợp nhất.
>>>Có thể bạn quan tâm:
Lưu ý
Các bài viết của Anchee Clinic chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
- Mụn Thành Sẹo Lồi Hình Thành Do Đâu? 9 Cách Điều Trị Sẹo Hiệu Quả
- REVIEW 13 Kem Trị Mụn Viêm Hiệu Quả Nhất – [Giá Rẻ + Tốt Nhất]
- REVIEW 13 Loại Thuốc Trị Mụn Đầu Đen Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
- Tiêm Tan Mỡ Nọng Cằm Giá Bao Nhiêu? Giữ Bao Lâu? Bảng Giá [2023]
- Tổng Hợp 20 Spa Quận 11 TPHCM Uy Tín Chất Lượng Dịch Vụ Tốt Nhất Hiện Nay