Mụn Cơm Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị Hiệu Quả

Mụn ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ cũng như tâm lý của người bị mụn. Bên cạnh các loại mụn như mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn bọc, mụn mủ, … thì mụn cơm cũng là điều khiến nhiều người đau đầu, khiến nhiều bạn mất tự tin trong giao tiếp. Vậy mụn cơm (mụn cóc) là gì? Cách trị mụn cơm (mụn cóc) như thế nào cho hiệu quả, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé!

mụn cơm
mụn cơm

I/ Tìm hiểu về mụn cơm (mụn cóc)

Mụn cơm là gì?

Trên thực tế, ngoài tên gọi mụn cơm thì còn có tên gọi khác là mụn cóc. Mụn cóc là dạng tăng sinh cao của da từ đó tạo thành những nốt sủi nhỏ, lành tính do các virus HPV – Papilloma gây nên. Khác với các loại mụn khác, mụn cơm là loại mụn có thể mọc bất kỳ vùng nào trên cơ thể, nó có thể mọc ở tay, chân, hoặc quanh mặt, mắt, … Mụn cơm có đặc điểm là màu trắng hơi đục, khi sờ vào chúng ta sẽ thấy hơi thô ráp nhưng sẽ không tạ ra cảm giác đau nhức hay khó chịu.

Mụn cơm là gì?
Mụn cơm là gì?

Đọc thêm: Cách trị mụn đỏ

Về đặc tính thì mụn cơm là loại lành tính, không gây ra cảm giác đau nhức, loại mụn này sẽ xuất hiện trong một khoảng thời gian rồi biến mất. Mặc dù không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng nếu mụn này mọc thành từng đám trên mặt sẽ gây mất thẩm mỹ. Không những thế, phía trên các nốt mụn còn có các chấm nhỏ li ti màu đen, đó chính là những mao mạch bị huyết khối.

Theo các nghiên cứu cho rằng, tỉ lệ bị mụn cơm ở trẻ em sẽ cao hơn người lớn rất nhiều. Một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề dẫn đến tình trạng này đó là do trẻ em hiếu động, thường sẽ gây những tổn thương trên bề mặt da như ở chân tay, … Bên cạnh đó, những chị em thường làm móng, cắt móng chân, móng tay cũng thường dễ bị mụn cơm.

Không những thế, mụn cơm à là loại mụn có thể lây từ người này sang người khác do việc tiếp xúc của các dịch mụn ở bên trong. Chính vì vậy, là những người bị mụn cơm sẽ có hiện tượng lây lan rất nhanh.

Nguyên nhân dẫn đến xuất hiện mụn cơm (mụn cóc)

Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất hiện mụn cơm (mụn cóc) là do đâu? Theo các chuyên gia, mụn cơm xuất hiện là do loại virus HPV gây ra. Đặc biệt, hiện nay có tới hơn 100 loại virus HPV, các loại virus này có thể sinh trưởng và xâm nhập vào bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, gây nên mụn cơm ở tay, mụn cơm ở lòng bàn tay, bàn chân, quanh mắt hay ở mặt, … Theo các nghiên cứu, những loại virus gây tổn thương làm xuất hiện u, mụn cơm phổ biến đó là các loại: TYPE 1, 2, 3, 10, …

Nguyên nhân dẫn đến xuất hiện mụn cơm (mụn cóc)
Nguyên nhân dẫn đến xuất hiện mụn cơm (mụn cóc)

Các loại mụn cơm phổ biến và dấu hiệu để nhận biết

Đối với mỗi loại mụn cơm (mụn cóc) sẽ có một cách nhận biết, dấu hiệu nhận biết khác nhau. Dưới đây là một số loại mụn cóc phổ biến và dấu hiệu nhận biết:

Các loại mụn cơm phổ biến và dấu hiệu để nhận biết
Các loại mụn cơm phổ biến và dấu hiệu để nhận biết

Mụn cơm thông thường

Đối với mụn cóc thông thường, bạn sẽ thấy chúng thường mọc ở ngón chân ngón tay hoặc cánh tay. Tuy nhiên, một số trường hợp chúng lại mọc ở những bộ phận khác trên cơ thể. Dấu hiệu để nhận biết mụn cóc thông thường đó chính là có vẻ ngoài sần sùi và hơi tròn.

Mụn cơm phẳng

Khác với mụn cơm thông thường, mụn cơm phẳng thường mọc ở mặt, đùi hoặc là cánh tay. Có màu hồng, màu nâu hoặc màu vàng nhạt, với mụn cơm phẳng này, người bệnh thường sẽ khó phát hiện được chúng do kích thước của chúng nhỏ.

Mụn cơm dạng sợi mảnh

Mụn cơm sợi mảnh thường sẽ mọc ở quanh miệng hoặc quanh mũi, một số trường học nó sẽ mọc ở cổ hoặc phía dưới cằm. Đối với loại mụn cóc này, thường có hình thon dài, kích thước sẽ nhỏ và có màu trùng với màu của làn da.

Mụn cơm Plantar

Khác với những loại mụn cơm trên, mụn cơm Plantar thường sẽ mọc ở lòng bàn chân, loại mụn cơm Plantar sẽ nằm ở bên trong da, gây khó chịu khi đi lại.

Mụn cơm quanh móng

Ngay từ cái tên chúng ta cũng nhận biết được mụn cơm quanh móng sẽ thường xuất hiện ở vùng xung quanh hoặc dưới các móng tay, móng chân. Loại mụn cơm này có thể gây đau nhức khó chịu và ảnh hưởng tới sự phát triển của móng.

Triệu chứng của mụn cơm

Mụn cơm là căn bệnh phổ biến, thường xuất hiện ở các đối tượng có độ tuổi từ 10 – 20 tuổi. Hầu như căn bệnh này sẽ biến mất trong vòng 2 năm mà chúng ta không cần điều trị. 

Một số trường hợp khác, mụn có thể tái phát, khi này chúng ta cần đến sự thăm khám và điều trị của các bác sĩ, người có trình độ chuyên môn.

Mụn cơm sẽ gây khó chịu trên da, mụn cơm có thể gây chảy máu nếu xuất hiện ở trên mặt hoặc trên đầu. Đối với những loại mụn mọc ở chân, nó có thể gây khó chịu và vỡ khi bước đi.

Triệu chứng của mụn cơm
Triệu chứng của mụn cơm

Tìm hiểu thêm: Kem trị mụn cho nam

Những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh mụn cơm

Mụn cơm là loại bệnh phổ biến, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh mụn cơm như:

  • Những đối tượng thuộc độ tuổi trẻ em hoặc độ tuổi thanh thiếu niên
  • Những đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu, một số đối tượng điển hình như người bị bệnh HIV/AIDS hoặc những người đã có tiền sử cấy ghép nội tạng.
  • Nếu bạn sử dụng chung khăn tắm, dao cạo râu hoặc những đồ dùng cá nhân với những người bị mụn cơm
  • Đi chân trần trên những bề mặt ẩm ướt cũng tăng nguy cơ mắc mụn cơm
  • Bên cạnh đó, việc mang giày chật, làm tăng tiết mồ hôi ở chân cũng là nguyên nhân làm xuất hiện mụn cơm.
  • Việc cắt móng tay hoặc lớp biểu bì da không đúng cách cũng dẫn đến việc xuất hiện mụn cơm.

II/ Cách điều trị mụn cơm (mụn cóc) hiệu quả

Mụn cơm (mụn cóc) là căn bệnh lành tính, không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và nó có thể biến mất sau khoảng 1 – 2 năm tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, một số trường hợp mụn sẽ lây lan rất nhanh và ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khiến người bệnh khó chịu. Nếu để lâu có thể có một số biến chứng như đau nhức, hoặc để lại sẹo. Dưới đây là một số cách trị mụn cơm hiệu quả, bạn tham khảo nhé!

Áp lạnh

Ngoài cái tên là áp lạnh thì phương pháp trị mụn cơm này còn có tên là phun nitơ lỏng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp nitơ lỏng vào mụn cơm. Hơi lạnh từ trong nitơ lỏng sẽ nhanh chóng tạo thành nốt phỏng quanh mụn, từ đó sẽ giúp cho các lớp mô chết bong ra nhanh hơn.

Áp lạnh
Áp lạnh

Vi phẫu

Với cách trị mụn cơm này, các bác sĩ sẽ dùng dao điện để cắt đi các nốt mụn cơm, phương pháp điều trị này có thể sẽ để lại sẹo nên thường chỉ được áp dụng cho các nốt mụn cơm ở lưng hoặc dưới chân hay trong những trường hợp không thể áp dụng những biện pháp khác.

Vi phẫu
Vi phẫu

Phương pháp Cantharidin

Cantharidin là chiết xuất từ loài bọ ban miêu, sau đó sẽ kết hợp chiết xuất này với một số hoạt chất khác và bôi lên mụn cơm. Khi sử dụng thuốc này, da sẽ bị phồng rộp và nhổ bật mụn cơm ra khỏi da sau vài ngày sử dụng.

Phương pháp Cantharidin
Phương pháp Cantharidin

Bài viết liên quan: Cách trị mụn bọc ở mũi

 Phẫu thuật laser

Ngoài các cách trị mụn cơm (mụn cóc) trên còn có phương pháp phẫu thuật laser, đây là phương pháp trị mụn cơm hiệu quả cao nhưng khá tốn kém, một số trường hợp cũng có nguy cơ để lại sẹo và phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp mụn cơm khó chữa.

Phẫu thuật laser
Phẫu thuật laser

Ngoài ra, đối với trường hợp trẻ em bị mụn cơm, các bác sĩ sẽ thoa một lớp axit nhẹ mỏng lên mụn cơm, sau đó nhẹ nhàng lấy đi lớp da đã bị đốt cháy rồi tiến hành thoa mỡ vaseline vào, sau đó là dán băng đè lên cho đến lần thoa axit tiếp theo. Cần phải vệ sinh sạch sẽ, thực hiện chuẩn khoa học vì mụn cơm rất dễ lây, 1 mẫu da tróc khỏi mụn cơm cũng có thể làm lây lan mụn cơm sang vùng khác.

Đặc biệt, đối với trường hợp nữ giới xuất hiện mụn cơm trong bộ phận sinh dục, các bác sĩ sẽ chấm dịch podophyllin lên mụn cơm và giữ trong một khoảng thời gian nhất định. Tiếp theo là rửa sạch vùng kín bằng nước ấm. Với phương pháp này cần thực hiện từ 3 – 4 lần đến khi mụn cơm lặn hẳn.

III. Phương pháp phòng ngừa bệnh mụn cơm (mụn cóc)

Để hạn chế, ngăn ngừa tình trạng mụn cơm (mụn cóc) xuất hiện, bạn cần phải thực hiện các phương pháp sau:

  • Vì mụn cơm thường dễ xuất hiện khi da bị tổn thương, chính vì vậy nên không được cắn móng tay, vì khi cắn móng tay, rất dễ tạo môi trường cho các loại virus có hại xâm nhập vào da gây mụn cơm.
  • Tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân như khăn, bàn chải, … vì virus có thể lây từ vật dụng của người bị mụn cơm sang.
  • Tuyệt đối không được nặn mụn cơm, tránh tiếp xúc với mụn.
  • Luôn giữ chân khô, nếu bàn chân bạn thuộc tuýp người dễ ra mồ hôi thì nên đi tất hút mồ hôi.
  • Không nên đi chân đất lên các vùng ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh.
  • Hạn chế làm tổn thương lòng bàn chân, vì lòng bàn chân là vị trí mà mụn phát triển dễ dàng.
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự xâm nhập của virus.
  • Cần phải rửa sạch tay trước khi sờ lên mụn cơm.
  • Bên cạnh đó, những thói quen sinh hoạt khoa học cũng sẽ giúp bạn hạn chế sự phát triển của mụn cơm: bạn nên vệ sinh tay thật sạch, không được đụng vào mụn cơm để tránh làm mụn lây lan, có thể liên hệ với các bác sĩ để có thể điều trị mụn cơm bằng dung dịch acid salicylic không kê đơn. Nếu trường hợp mụn nặng và lâu không có dấu hiệu cải thiện thì bạn cần phải đến trực tiếp bệnh viện để được các chuyên gia thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời nhất.

Bài viết tham khảo: Mụn đầu trắng

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về mụn cơm (mụn cóc) và cách điều trị mụn cơm hiệu quả, nhanh chóng rồi đúng không ạ. Nếu bạn đang có thắc mắc về mụn cơm  hoặc muốn đặt lịch tư vấn và khám trực tiếp, đừng chần chừ hãy nhanh tay liên hệ cho viện thẩm mỹ Anchee Clinic thông qua số điện thoại:  0945.705.000 – 0909 .624.283 nhé!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Gọi điện ngay