Sẹo Lồi Ở Mũi – 5 Nguyên Nhân Và 6 Cách Điều Trị Hiệu Quả 99,9%

Giống như các loại sẹo khác, sẹo lồi ở mũi cũng được hình thành bởi sự phát triển quá mức của mô xơ sau tổn thương, nhiễm trùng….Khi mô đáp ứng một cách quá mức, sẽ làm mất cân bằng đồng hóa và dị hóa, sẹo lồi sẽ hình thành. Sau đây là thông tin cụ thể về cách chữa trị sẹo lồi ở mũi, bạn tham khảo nhé!

sẹo lồi ở mũi
Sẹo lồi ở mũi – 5 Nguyên nhân và 6 Cách điều trị hiệu quả 99,9%

I/ Tìm hiểu sẹo lồi ở mũi?

Sẹo lồi hình thành trên mũi được xem là vị trí khá nhạy cảm, gây cản trở trong điều trị. Vết sẹo lồi ở mũi không tự biến mất theo thời gian. Vì thế, quá trình điều trị cần rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Dù thế, hiệu quả không đảm bảo 100% nên rất nhiều bệnh nhân nản lòng, muốn bỏ cuộc.

Sẹo lồi ở mũi - 5 Nguyên nhân và 6 Cách điều trị hiệu quả 99,9%

Đọc thêm: sẹo lồi ở ngực

II/ Nguyên nhân gây sẹo lồi ở mũi

Sẹo lồi ở mũi thường gặp nhất là do chấn thương, tai nạn… dẫn đến vết thương hở. Hoặc cũng có thể từ những thói quen hằng ngày như nặn mụn không đúng cách. Cùng viện thẩm mỹ Anchee Clinic đi sâu vào từng nguyên nhân để mọi người có thể hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng sẹo lồi ở mũi nhé.

Sẹo lồi ở mũi - 5 Nguyên nhân và 6 Cách điều trị hiệu quả 99,9%

Xỏ khuyên mũi

Nếu để tay lên vùng da hai bên cánh mũi, bạn sẽ cảm nhận được da ở đây có cấu tạo khá mềm. Khi bạn xỏ khuyên trực tiếp vào mũi tại một số cơ sở không đảm bảo quy trình, hay xỏ sai cách đều rất dễ gây ra các vết sẹo lồi ở mũi. Tình trạng này dễ gặp nhất ở người trẻ.

Sẹo lồi ở mũi - 5 Nguyên nhân và 6 Cách điều trị hiệu quả 99,9%

Tai nạn, chấn thương

Trong quá trình sinh hoạt, lao động, làm việc bạn sẽ không tránh khỏi những tổn thương, trong đó có cả vùng mũi. Khi không được sơ cứu kịp thời, vi khuẩn lợi dụng thời cơ này xâm nhập sâu vào các tổn thương dẫn đến nhiễm trùng da. Sau khi vết thương lành, vùng da này sẽ hình thành sẹo lồi.

Sẹo lồi ở mũi - 5 Nguyên nhân và 6 Cách điều trị hiệu quả 99,9%

Bài viết liên quan: sẹo lồi ở tai

Nặn mụn sai cách

Nặn mụn là nguyên nhân gây sẹo lồi ở mũi ít ai ngờ đến. Theo thói quen, khi vùng mũi nổi mụn ẩn, mụn trứng cá, mụn viêm, mụn bọc..v.v, mọi người sẽ dùng tay nặn sai cách hoặc cây nặn mụn không đảm bảo vệ sinh. Cách làm này vô tình giúp vi khuẩn xâm nhập, gây nên sẹo lồi mất thẩm mỹ.

Sẹo lồi ở mũi - 5 Nguyên nhân và 6 Cách điều trị hiệu quả 99,9%

Côn trùng cắn

Trong cơ thể côn trùng chứa nhiều độc tố, acid. Nên khi bị côn trùng cắn, độc tố xâm nhập vào cơ thể, bắt đầu lây lan gây tổn thương nặng. Một số triệu chứng dễ dàng nhìn thấy bao gồm: nổi mẩn đỏ, bọng nước, ngứa ngáy, đỏ rát. Khi bạn cào, gãi càng nhiều, vết thương sẽ thêm lở loét, nhiễm trùng và lâu lành hơn. Đến cuối sẽ hình thành sẹo thâm đen, nhất là với người có cơ địa sẹo lồi.

Sẹo lồi ở mũi - 5 Nguyên nhân và 6 Cách điều trị hiệu quả 99,9%

Biến chứng sau khi phẫu thuật thẩm mỹ

Khi chấp nhận làm các phẫu thuật thẩm mỹ như thu gọn cánh mũi, nâng mũi,… bạn cần tìm hiểu kỹ các cơ sở thẩm mỹ uy tín. Nếu không, rủi ro sẽ khá cao. Nhất là giai đoạn sau hậu phẫu, nếu bạn không chăm vết thương đúng cách và không tuân theo hướng dẫn sẽ dẫn đến tình trạng sẹo lồi ở mũi. 

III/ Triệu chứng sẹo lồi ở mũi

Sẹo lồi trên cơ thể, đặc biệt là mũi sẽ có những biểu hiện chung như sau: Nhìn chung, sẹo lồi trên cơ thể hay mũi đều có những biểu hiện sau:

Sẹo lồi ở mũi - 5 Nguyên nhân và 6 Cách điều trị hiệu quả 99,9%

  • Bề mặt sẹo màu đỏ hồng, căng và hơi bóng, nổi lên trên bề mặt da. Sẹo lồi ở mũi cũng gây ngứa, đau. Bạn có thể nhìn rõ mạch máu và nhân bên trong sẹo. Theo thời gian, màu sẹo chuyển dần sang tím tái thâm đen, ảnh hưởng nghiệm trọng đến tính thẩm mỹ gương mặt.
  • Vết sẹo lan rộng, kích thước lớn hơn nhiều lần so với tổn thương ban đầu. 
  • Vùng da sẹo và xung quanh thường chai xơ vì nhân sẹo cứng
  • Sẹo càng để lâu rất khó khăn để điều trị hoàn toàn.

IV/ Sẹo lồi ở mũi có chữa được không?

Với sự phát triển không ngừng của ngành da liễu, việc điều trị sẹo lồi ở mũi bằng những công nghệ tân tiến hay phương pháp điều trị thiên nhiên đều mang lại hiệu quả. Một số cách làm có thể kể đến là: phẫu thuật cắt sẹo lồi, phẫu thuật lạnh, điều trị sẹo lồi bằng laser, trị sẹo lồi ở mũi bằng nghệ, chanh tươi, mật ong…Đây đều là những cách được chuyên gia khuyên dùng, giúp cải thiện mọi cấp độ sẹo khó trên vùng mũi của khách hàng.

Tìm hiểu thêm: sẹo lồi tự mọc

V/ 6 Cách điều trị sẹo lồi ở mũi nặng nhẹ đến mấy cũng hết

Theo bác sĩ chuyên khoa da liễu, tùy vào tình trạng sẹo, mức độ sẹo, độ tuổi của sẹo sẽ có biện pháp điều trị khác nhau. Những vết sẹo lồi mới hình thành có thể áp dụng các biện pháp từ thiên nhiên. Tuy nhiên, các vết sẹo lồi lâu năm cần áp dụng các biện pháp chuyên khoa như laser, cắt sẹo lồi, phẫu thuật…

Trị sẹo lồi ở mũi bằng hỗn hợp nghệ và mật ong

Trong các loại củ, nghệ là loại chứa hàm lượng curcumin cao nhất cùng với nhiều chất có lợi cho cơ thể như vitamin A, E, C.. Những chất này giúp ngăn chặn sẹo lồi phát triển mạnh hơn trong quá trình hồi phục. 

Ngoài ra, nghệ khi kết hợp cùng mật ong sẽ tác động trực tiếp tới mô sẹo, sản sinh ra elastin và collagen tái tạo da mới, lấp đầy khoảng trống của tế bào. Nhờ đó, làn da phẳng mịn, săn chắc và khỏe mạnh.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch vùng da sẹo lồi ở mũi cần điều trị.
  • Bước 2: Pha 1 muỗng bột nghệ và 1 muỗng mật ong vào chén, trộn đều tạo thành hỗn hợp. 
  • Bước 3: Thoa hỗn hợp đặc sánh lên vùng da sẹo lồi, chờ khoảng 20-30 phút cho dưỡng chất trong 2 thành phần trên thẩm thấu vào bên trong.
  • Bước 4: Sau đó rửa sạch làn da lại với nước mát.

Để nhanh chóng cảm nhận được hiệu quả mang lại, nên thực hiện 2-3 lần/tuần

Trị sẹo lồi ở mũi bằng trái chanh tươi 

Chanh càng tươi, càng chứa nhiều hoạt tính axit tự nhiên. Chất này khi được thoa lên da sẽ tác động trực tiếp làm phá vỡ cấu trúc tế bào xơ hình thành nên sẹo lồi. Dần dần, sẹo lồi sẽ bị thu hẹp và biến mất. Đồng thời trong chanh cũng có vitamin C, giúp da ngăn ngừa tình trạng sạm nám, loại bỏ tế bào chết, giúp da sáng mịn hơn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1:Vệ sinh vùng da sẹo cần điều trị.
  • Bước 2: Vắt chanh lấy nước cốt thoa lên vùng mũi có sẹo lồi, thư giãn 20 phút để cho da khô lại.
  • Bước 3: Cuối cùng rửa sạch da mũi với nước mát.

Áp dụng phương pháp chuyên khoa khi điều trị sẹo lồi ở mũi

Bị tình trạng sẹo lồi ở mũi là điều mà tất cả chúng ta đều không mong muốn. Để việc điều trị mang lại hiệu quả cao, không biến chứng mà vẫn không mất thời gian nghỉ dưỡng, bạn cần tìm đến phương pháp chuyên khoa. Nhất là những trường hợp sẹo lồi nặng, những phương pháp hiện đại sẽ mang hiệu quả đến 85%.

Bài viết tham khảo: sẹo lõm mới hình thành

Phẫu thuật lạnh (cryotherapy)

Phẫu thuật lạnh trị sẹo lồi ở mũi là phương pháp làm lạnh vết thương bằng nitơ lỏng. Nitơ sẽ khiến mạch máu tổn thương, phá hủy cấu trúc xơ và collagen khiến vết sẹo xẹp xuống. 

Vì hiệu quả cao lại ít biến chứng nên phẫu thuật lạnh đang được áp dụng tại các phòng khám và bệnh viện da liễu trung ương. Lưu ý nhỏ: trong thời gian làm lạnh, để tránh làm mất sắc tố và tránh vết sẹo lan rộng, các bác sĩ sẽ thực hiện không quá 25 giây.  Một liệu trình phẫu thuật thường thực hiện từ 3 – 10 lần, mỗi lần cách nhau từ 3 đến 4 tuần

Phẫu thuật cắt sẹo lồi

Hiện nay, phẫu thuật sẹo lồi được xem là phương pháp tối ưu trong ngành y học hiện đại. Nó giúp khắc phục triệt để tình trạng sẹo lồi ở mũi, đặc biệt những trường hợp mô sẹo phì đại, gồ cao. Sẹo lồi thường nhô lên cao và có tính lan rộng, khó điều trị lại dễ tái phát. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ toàn bộ nhân sẹo để làm phẳng bề mặt da, đồng thời loại bỏ xơ cứng.

Tuy nhiên, theo bác sĩ chuyên khoa da liễu, người có cơ địa sẹo lồi không nên áp dụng phương pháp này. Để đáp ứng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi ở mũi, bạn cần đáp ứng được những yêu cầu sau

Đây là lý do, phẫu thuật trị sẹo lồi ở mũi bằng phương pháp phẫu thuật được mọi người ưu tiên lựa chọn: 

  • Không ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp trong và sau hậu phẫu.
  • Biến chứng rất thấp, an toàn, không xâm lấn vùng da lân cận.
  • Không mất nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Laser điều trị sẹo lồi

Ưu điểm của phương pháp trị sẹo lồi ở mũi bằng laser là sẹo sẽ được làm mềm, giảm kích thước và tỉ lệ tái phát thấp nhưng hiệu quả lâu dài. Phương pháp này còn kết hợp cùng tiêm nội thương tổn corticosteroid nên mang lại hiệu quả khả quan hơn. Nhưng bạn nên cân nhắc vì giá thành hơi cao.

Phẫu thuật

Thông thường, phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi sẽ kết hợp với các biện pháp khác để việc ngăn ngừa tái phát sẹo hiệu quả hơn, chẳng hạn như: băng ép, tiêm corticosteroid trước hoặc sau phẫu thuật, dán silicon, bôi imiquimod,…

Có thể bạn quan tâm: mụn thành sẹo lồi

Một số kỹ thuật cắt bỏ vết sẹo lồi ở mũi thường thấy gồm: cắt để lại ranh giới sẹo, phẫu thuật vạt da xẻ đôi. Xong, hiệu quả phương pháp này vẫn còn hạn chế, tỷ lệ đáp ứng khoảng 50–70% và chỉ áp dụng với một số trường hợp nhất định. 

VI/ Cách phòng tránh sẹo lồi ở mũi đơn giản ai cũng có thể làm

Thời điểm quan trọng nhất quyết định sự tồn tại của sẹo là quá trình làm lành vết thương. Vì thế, để hạn chế sẹo lồi xuất hiện ở mũi, bạn cần tham khảo các bí quyết giúp phòng tránh đơn giản, hiệu quả nhất sau đây:

  • Không nên ăn các loại thực phẩm gây sẹo lồi trong suốt quá trình vết thương hình thành và liền miệng như: tôm, gà, nếp, rau muống, thịt bò,….
  • Luôn giữ cho vùng vết thương sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
  • Không được nặn, sờ, cạy mụn tùy tiện và không đúng cách. Nếu sử dụng dụng cụ nặn mụn, nên vệ sinh trước khi dùng. 
  • Khi thấy vùng vết thương có dấu hiệu nhô cao, bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn và kịp thời điều trị điều trị kịp thời.
  • Khi sẹo lồi vừa khô miệng, kéo da non bạn phải điều trị ngay bằng cách: ăn thực phẩm tốt cho ngừa sẹo, thoa kem trị sẹo,…

VII/ Lưu ý điều gì khi điều trị sẹo lồi?

Điều trị sẹo lồi là điều cần thiết, nhất là sẹo lồi ở mũi. Để đạt kết quả cao nhất bạn cần chú ý một số điều sau:

Đâu là thời điểm tốt nhất để điều trị sẹo

Khách hàng hay hỏi sẹo lồi có được phục hồi 100% không? Câu trả lời chính là, phụ thuộc vào thời gian trị sẹo của bạn. Tốt nhất, ngay khi vết thương ở mũi vừa kéo da non, bạn phải tìm hiểu phương pháp trị sẹo ngay. Với những vết sẹo lồi mới, 2-8 tuần là thời gian dễ điều trị hơn các vết sẹo chai cứng, lâu năm.

Bài viết cùng chủ đề: sẹo rỗ nhẹ

Thận trọng trong việc sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên

Theo những phản hồi từ những khách hàng đã mắc phải, thành phần trong chanh, dầu dừa hay nha đam..v.v có hiệu quả trong việc điều trị sẹo ở mũi. 

Thế nhưng, nguyên liệu thiên nhiên chỉ cải thiện được một phần nhỏ chứ không trả lại cho bạn làn da như ban đầu. Chưa kể những bạn có cơ địa nhạy cảm rất dễ bị dị ứng. Về lâu dài sẽ khiến tình trạng vết sẹo thêm nặng.

Chú ý chế độ ăn uống sau khi điều trị sẹo lồi ở mũi

Có một số trường hợp, quá trình điều trị rất tốt. Thế nhưng chỉ vì chủ quan, người bệnh đã không tuân thủ theo chỉ định ăn uống đến từ các chuyên gia, dẫn đến sẹo phát triển trở lại và nặng hơn. Vậy nên chế độ dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị sẹo. Một số thực phẩm giúp cải thiện tình trạng sẹo gồm có hoa quả tươi và rau xanh. 

Chọn địa chỉ làm đẹp uy tín

Nếu bạn đang có ý định nâng mũi, thu cánh mũi..v.v hãy lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín, an toàn, chất lượng để tránh những biến chứng gây nên sẹo lồi ở mũi. Đó cũng là cách giúp trị sẹo lồi nhanh chóng và không gây biến chứng.

Trên đây là tất cả thông tin về sẹo lồi ở mũi, nguyên nhân hình thành và phương pháp xóa sẹo phù hợp nhất, hiệu quả nhất. Cùng với đó là những lời khuyên của bác sĩ, hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức để điều trị sẹo và lấy lại làn da căng mịn cho mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc về điều trị sẹo lồi, bạn có thể liên hệ với Anchee Clinic qua hotline 0945.705.000 – 0909 .624.283 để được tư vấn chi tiết hơn về những phương pháp này.

5/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Gọi điện ngay